Sửa trần nhà là hạng mục mà gia chủ cần quan tâm và thực hiện sau một thời gian dài sử dụng. Bởi khu vực này dễ bị xuống cấp như cũ kỹ, xuất hiện vết nứt, thấm nước,... do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách sửa chữa trần nhà tối ưu đối với từng lỗi hư hỏng.
1. Nguyên nhân khiến trần nhà bị hư hỏng
Muốn lựa chọn được phương án sửa trần nhà phù hợp thì đầu tiên, chúng ta phải xác định được nguyên nhân gây hư hỏng. Thường bắt nguồn từ một số lý do phổ biến như sau:
Thời gian sử dụng quá lâu: Những ngôi nhà sử dụng lâu năm, dù trần nhà được thi công đúng kỹ thuật, chống thấm cẩn thận vẫn không tránh khỏi tình trạng xuống cấp.
Đội ngũ thi công yếu kém: Thực tế, có không ít gia chủ vì ham rẻ mà thuê nhà thầu kém uy tín, tay nghề yếu. Quá trình thi công xây dựng không đạt tiêu chuẩn nên trần nhà dễ bị nứt, thấm dột sau một vài năm, thậm chí vài tháng.
Đặc điểm địa chất: Nhà xây ở khu đất trũng, nền móng yếu sẽ nhanh chóng xuất hiện hư hỏng ở phần trần hơn nhà có kết cấu vững chắc. Đặc biệt, nếu xảy ra động đất sẽ làm cho các vết nứt nghiêm trọng hơn.
Lỗi kết cấu trọng tải: Kết cấu căn nhà không phù hợp, chịu những tác động quá tải khiến nó bị xuống cấp, gây vết nứt, thậm chí làm sụt trần vô cùng nguy hiểm.
Yếu tố thời tiết: Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều nên trần nhà cũng dễ ngấm nước, gây hiện tượng thấm dột.
Trần nhà hư hỏng, xuống cấp do nhiều nguyên nhân khác nhau
2. Hướng dẫn cách sửa trần nhà hiệu quả và tiết kiệm
Tùy vào hiện trạng ngôi nhà, mức độ hư hỏng mà gia chủ sẽ áp dụng biện pháp sửa chữa trần nhà tối ưu để đạt hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Tham khảo hướng dẫn cụ thể sau đây:
2.1. Sửa chữa trần nhà quá cũ
Trường hợp, bạn muốn sửa sang lại trần nhà quá cũ trở nên mới đẹp thì sẽ tốn khá nhiều thời gian và cả tiền bạc. Bởi chúng ta cần phải thực hiện nhiều công việc như cải tạo lớp sơn phủ, mặt gạch phía trong, loại bỏ phần bị ngấm nước, vết ố vàng,... trên toàn bộ bề mặt trần nhà chứ không phải mỗi chỗ hư hỏng.
Bước 1: Làm sạch trần nhà, từ vết ốc, rêu mốc, vật thể thừa thãi.
Bước 2: Đánh bóng bề mặt trần.
Bước 3: Quét một lớp xi măng và một lớp chống thấm.
Bước 4: Cố định lại trần nhà cho chắc chắn, có thể dùng trần thạch cao, trần gỗ,... tùy sở thích và điều kiện tài chính của mỗi gia đình.
Làm mới trần nhà cũ cho đẹp hơn
2.2. Sửa chữa trần nhà có vết nứt chân chim
Khi thấy trần nhà xuất hiện những vết nứt chân chim thì bạn tuyệt đối đừng chủ quan. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng thấm dột, gây mất thẩm mỹ, thậm chí ảnh hưởng đến kết cấu công trình.
Bước 1: Dùng giấy nhám hoặc dao cạo vệ sinh sạch sẽ khu vực trần nhà có vết nứt chân chim.
Bước 2: Trộn hỗn hợp xi măng và cát mịn để trét vào vết nứt.
Bước 3: Quét đều hỗn hợp vừa trộn tạo thành bề mặt phẳng bằng dao cạo hoặc cọ.
Bước 4: Đợi chỗ trét xi măng + cát khô tự nhiên, mất khoảng 24 giờ thì làm sạch bề mặt.
Bước 5: Cuối cùng, phủ lớp sơn hoàn thiện. Nếu vết nứt xuất hiện do lớp sơn thì cần phủ sơn chống thấm nhằm hạn chế xuất hiện lại vết nứt.
Cần xử lý vết nứt trần ngay ngay khi phát hiện ra
2.3. Sửa chữa trần nhà có vết rãnh, nứt sâu
Sửa trần nhà với vết rãnh, nứt sâu không hề đơn giản. Nó thường xuất phát từ nguyên nhân kỹ thuật xây dựng, nhà thầu không đáp ứng các tiêu chuẩn lúc thi công. Vết nứt sâu trên trần ảnh hưởng trực tiếp tới tính an toàn, kết cấu và những hạng mục khác của công trình.
Bước 1: Làm sạch những chỗ có vết rãnh, nứt sâu ở trần nhà bằng giấy nhám, dao cạo.
Bước 2: Tiến hành quét một lớp keo chống thấm chuyên dụng vào vết nứt.
Bước 3: Bắn keo Silicon vào vết nứt. Keo silicon chứa thành phần làm kín bề mặt vết nứt và có khả năng chống thấm nước hiệu quả.
Bước 4: Chờ keo silicon khô trong vòng thời gian 24 giờ rồi vệ sinh sạch bề mặt trần nhà.
Bước 5: Phủ lớp sơn lên bề mặt vừa xử lý vết nứt, đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.
Vết nứt sâu thành rãnh trên trần nhà tiềm ẩn nhiều nguy hiểm
>>> Xem thêm: Sửa chữa chống thấm nhà || Báo giá mới nhất
2.4. Sửa chữa trần nhà bị thấm nước
Hiện tượng ngấm nước ở trần nhà không còn xa lạ gì với nhiều gia đình. Nó gây bất tiện trong quá trình sinh hoạt, mất thẩm mỹ ngôi nhà do xuất hiện vết ố vàng, loang lổ. Với lỗi này thì cách sửa chữa khá đơn giản, nhanh chóng và không tốn quá nhiều chi phí.
Bước 1: Vệ sinh sạch bề mặt trần nhà, nhất là vị trí bị ngấm nước bằng máy mài, bàn chải sắt, giấy nhám. Chà mạnh tay để loại bỏ hết các vết ố, rêu mốc.
Bước 2: Lấy chổi quét bụi bặm để khi trát vữa không bị nổi cộm và giúp lớp vữa liên kết chặt chẽ với trần.
Bước 3: Tiến hành trát vữa lấp kín các kẽ hở, vết nứt.
Bước 4: Đợi đến khi vữa khô thì trộn hỗn hợp nước và vôi trắng, quét đều lên bề mặt vữa.
Bước 5: Sử dụng sơn chống thấm hoặc dung dịch chống thấm phủ lên bề mặt trần nhà là hoàn thành.
Trần nhà bị ngấm nước, thấm dột là một lỗi thường gặp
3. Lưu ý khi tiến hành sửa chữa trần nhà
Muốn quá trình sửa trần nhà diễn ra thuận lợi, đảm bảo chất lượng và tối ưu ngân sách thì chúng ta cần ghi nhớ một số lưu ý quan trọng như sau:
Đối với những vết nứt ở trên trần nhà nhỏ, độ rộng <7mm chỉ cần tiến hành trám lại, không phải chắp vá.
Bảo vệ phần đã sửa chữa, thường xuyên kiểm tra trần nhà để phát hiện lỗi và có hướng xử lý kịp thời.
Chú ý đến kết cấu trần nhà khi sửa chữa, đảm bảo không gây ảnh hưởng tới khả năng chịu lực của công trình. Kết cấu trần bị võng thì nên thêm khung và tấm chắn phía trên trần để tăng sức chịu lực.
Nếu phải thay thế trần thạch cao thì phải tìm loại cùng kích thước, vật liệu của trần cũ sao cho đồng đều, đẹp mắt.
Tính toán chi phí sửa trần để chủ động trong việc chuẩn bị ngân sách. Trường hợp, số tiền sửa chữa quá cao bạn nên cân nhắc phương án thay trần mới vừa an toàn vừa sử dụng được bền lâu.
Nên tính toán kinh phí sửa chữa trần nhà trước khi tiến hành
4. Tham khảo các mẫu trần nhà đẹp nhất hiện nay
Hiện trên thị trường có bán đa dạng loại trần với đủ chất liệu, màu sắc, kiểu dáng và giá bán khác nhau cho bạn thoải mái lựa chọn khi sửa trần nhà. Tùy vào từng công trình, sở thích cũng như tài chính cho phép mà chúng ta sẽ đưa ra lựa chọn phù hợp.
4.1. Mẫu trần thạch cao hiện đại
Trần thạch cao được ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam, làm từ thạch cao xây dựng và gắn cố định trên trần nhà. Nó sở hữu ưu điểm là trọng lượng nhẹ, dễ dàng thi công, tính thẩm mỹ cao, không phát sinh khí hay bụi độc hại. Những tấm thạch cao liên kết với nhau bằng hệ khung xương trần chắc chắn, đảm bảo độ an toàn trong quá trình sử dụng.
Trần thạch cao được dùng rộng rãi ở nhiều loại nhà ở
4.2. Mẫu trần gỗ sang trọng
Mặc dù, có giá thành khá cao nhưng trần nhà gỗ vẫn được nhiều gia đình ưa chuộng và lựa chọn lắp đặt. Bởi trần gỗ mang lại vẻ đẹp sang trọng, độc đáo, đậm chất cổ điển cho không gian sống, độ bền lâu dài. Bạn có thể chọn loại trần gỗ tự nhiên cao cấp hoặc trần gỗ công nghiệp thông dụng dựa vào mức ngân sách cho phép của gia đình mình.
Trần gỗ sang trọng nhưng giá thành khá cao
4.3. Mẫu trần thả nhựa
Trần thả nhựa hay còn được gọi bằng tên khác là trần nhà sử dụng la phông nhựa. Với giá bán rẻ, thi công đơn giản, độ bền khá tốt, chống thấm nước, trọng lượng nhẹ, dễ dàng tháo lắp khi cần, màu sắc phong phú nên nó ngày càng được yêu thích. Người ta thường lắp kiểu trần này cho các công trình công cộng như trường học, bệnh viện, văn phòng,...
Trần thả nhựa giá rẻ hay ứng dụng cho công trình công cộng
5. Đơn vị nhận sửa chữa trần nhà nào uy tín?
Hiện trên thị trường có rất nhiều nhà thầu nhận sửa chữa trần nhà nhưng không phải chỗ nào cũng làm ăn uy tín, thực hiện đúng lời cam kết đưa ra. Bạn nên ưu tiên đơn vị có bề dày kinh nghiệm lâu năm, báo giá rõ ràng, bảo hành dài hạn, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, được đông đảo khách hàng lựa chọn và đánh giá cao.
Gợi ý lý tưởng chính là HUTRA, một công ty nơi hội tụ tất cả những tiêu chí kể trên. Đến với chúng tôi, quý khách sẽ được tư vấn phương án tối ưu, đảm bảo chất lượng công trình đạt tiêu chuẩn cao, tiến độ làm việc nhanh chóng cùng mức chi phí mang tính cạnh tranh nhất.
Mong rằng, từ những kinh nghiệm sửa trần nhà trên đây sẽ giúp ích cho các bạn. Mọi thắc mắc liên quan, xin vui lòng gọi đến số Hotline của HUTRA: 093.452.9909 để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ tận tình.