Cải tạo nhà có cần xin phép không? Đáp án là có nhưng không phải mọi trường hợp cải tạo đều phải xin phép. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như quy trình, thủ tục pháp lý xin phép cải tạo sửa chữa nhà ở, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Hutra nhé!
Theo khoản 2, điều 89 của Luật Xây dựng 2014, các trường hợp sửa nhà không phải xin phép xây dựng gồm có:
Công trình cải tạo, sửa chữa, lắp đặt thiết bị bên trong nhưng không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực, không thay đổi công năng sử dụng, không ảnh hưởng đến môi trường và sự an toàn cho công trình lân cận.
Công trình cải tạo, sửa chữa thay đổi kiến trúc mặt ngoài nhưng không tiếp xúc với tuyến đường thuộc quản lý kiến trúc đô thị.
Như vậy, cải tạo nhà cần phải xin phép nếu thuộc các trường hợp sau:
Ảnh hưởng kết cấu chịu lực của nhà. Ví dụ như nâng tầng, xây thêm tầng tum, gác lửng, thay đổi vị trí cầu thang, gia cố móng, xử lý sụt lún công trình,...
Thay đổi chức năng, công năng sử dụng của công trình. Ví dụ thay đổi phòng ốc, xây mới nhà vệ sinh, sơn nước, thay đổi vị trí chiếu sáng trong nhà, lắp trần thạch cao, lắp đặt lại thiết bị nội thất,...
Ảnh hưởng môi trường và công trình lân cận.
Cải tạo phần kiến trúc mặt ngoài tiếp giáp với đường đô thị yêu cầu quản lý kiến trúc.
Cải tạo nhà có cần xin phép không?
Thực tế, nếu bạn muốn sửa chữa toàn bộ ngôi nhà từ trong ra ngoài, thay thế cửa, mái nhà, thiết kế nội thất, sơn nhà, lắp đặt hệ thống điện nước,... thì buộc phải xin phép. Bởi quá trình cải tạo này làm thay đổi ngôi nhà cũng như làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Nếu chỉ thực hiện một vài hạng mục nhỏ, không thuộc các trường hợp cải tạo nhà cần giấy phép xây dựng mà chúng tôi nêu trên thì không cần phải xin phép. Ví dụ như thay đổi nội thất đơn giản, lắp lại hệ thống điện nước,...
Câu hỏi cải tạo nhà có phải xin phép không đã được Hutra giải thích chi tiết ở trên. Vậy hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép cải tạo sửa chữa nhà ở như thế nào?
Theo quy định mới về sửa chữa nhà ở, hồ sơ và quy trình xin cấp phép cải tạo nhà cụ thể như sau:
Theo quy định của Nghị định 15/2021/NĐ-CP (điều 47), hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa công trình gồm có:
Đơn đề nghị cấp phép cải tạo nhà ở(theo mẫu)
Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.
Giấy tờ liên quan đến kiểm định chất lượng công trình.
Bản vẽ hiện trạng các khu vực dự kiến cải tạo, sửa chữa đã được phê duyệt theo quy định.
Hồ sơ thiết kế cải tạo theo yêu cầu.
Mẫu đơn đề nghị xin cấp phép cải tạo, sửa chữa nhà ở
Nộp hồ sơ lên bộ phận tiếp nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận nơi công trình có nhu cầu sửa chữa, cải tạo. Có 2 cách nộp hồ sơ là:
Nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện/quận
Gửi qua bưu điện.
Tốt nhất là nên đến nộp trực tiếp để tránh tình trạng hồ sơ bị thất lạc, mất nhiều thời gian và công sức chuẩn bị.
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp huyện/ quận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xây dựng. Nếu hồ sơ chuẩn bị đầy đủ và đúng theo yêu cầu sẽ được ghi vào biên nhận và trao cho người nộp. Trường hợp hồ sơ bị thiếu hoặc không đạt yêu cầu thì sẽ hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ cho đúng.
Ủy ban nhân dân cấp huyện/ quận sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá xem trường hợp của chủ đầu tư có đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng hay không. Sau đó sẽ trả kết quả về cho cá nhân hoặc tổ chức nộp hồ sơ.
Cùng với câu hỏi cải tạo nhà có cần xin phép không thì còn rất nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề này như:
Theo quy định, thời hạn giải quyết hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa không quá 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu quá 30 ngày mà chưa nhận được kết quả thì bạn nên liên hệ đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ để được hỗ trợ, không làm ảnh hưởng đến thời gian thi công dự kiến.
Thời gian giải quyết xin cấp phép cải tạo nhà ở không quá 30 ngày
Khi xin giấy phép xây dựng, bạn cần phải nộp một khoản lệ phí nhất định. Mức lệ phí là bao nhiêu còn phụ thuộc vào từng khu vực bởi khoản lệ phí này do Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh quy định.
Các trường hợp cải tạo nhà không được miễn giấy phép nhưng không làm thủ tục xin phép xây dựng theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 60 - 80 triệu đồng (đối với công trình riêng lẻ) và 80 - 100 triệu đồng (đối với công trình riêng lẻ nằm trong khu di tích lịch sử, khu bảo tồn và các công trình xây dựng khác).
Ngoài việc phạt tiền, chủ công trình buộc phải phá dỡ công trình hoặc phần công trình xây dựng bị vi phạm.
Các trường hợp phải xin phép trước khi cải tạo nhưng không thực hiện sẽ bị phạt hành chính
Tương tự như các công trình khác, sửa nhà cấp 4 buộc phải xin phép nếu quá trình cải tạo ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực, thay đổi công năng và gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Ví dụ như thay mái, xây thêm gác lửng, nâng thêm tầng 2,...
Việc nâng mái không làm ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình nên không cần phải xin phép. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nhất là tại các khu vực đông dân cư, các công trình xây gần nhau thì ban quản lý có thể yêu cầu chủ nhà phải xin phép trước khi sửa.
Xây thêm phòng thuộc trường hợp sửa chữa, cải tạo làm thay đổi công năng sử dụng của công trình. Vì vậy, bạn phải xin giấy phép xây dựng trước khi thi công.
Các hoạt động sửa chữa, cải tạo cầu thang như đập cầu thang cũ xây cầu thang mới, thay đổi vị trí cầu thang,... thì buộc phải xin phép. Vì điều này đã gây ảnh hưởng đến kết cấu lực chịu lực của ngôi nhà.
Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi cải tạo nhà có cần xin phép không. Nếu bạn có nhu cầu sửa chữa, cải tạo công trình thì hãy liên hệ đến Hutra theo số hotline 093.452.9909 để được tư vấn và hỗ trợ làm thủ tục xin phép trước khi thi công nhé!