Chào mừng bạn đến với vật liệu nội thất NoithatHutra

Sửa chữa nhà xuống cấp nhà những điều quan trọng cần biết

(4.8/5) - 88 bình chọn.
Mục lục bài viết

    Sau một thời gian dài sử dụng, bất kỳ ngôi nhà nào cũng khó tránh khỏi tình trạng cũ kỹ, hư hỏng. Vậy sửa chữa nhà xuống cấp có cần xin giấy phép hay không? Phương án thi công tối ưu như thế nào? Cần lưu ý điều gì khi tiến hành? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

    Nhà ở bị xuống cấp phải tiến hành sửa chữa kịp thời

    Nhà ở bị xuống cấp phải tiến hành sửa chữa kịp thời

    1. Sửa nhà xuống cấp có cần xin giấy phép không?

    Giấy phép xây dựng là một văn bản pháp lý do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp cho cá nhân/ tổ chức để cho phép xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 89, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, có 2 trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở được miễn giấy phép xây dựng, bao gồm:

    • Trường hợp 1: Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình.

    • Trường hợp 2: Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.

    Nếu không thuộc 1 trong 2 trường hợp kể trên thì gia chủ phải có giấy phép trước khi tiến hành sửa nhà. Cá nhân/ tổ chức cần chuẩn bị 2 bộ hồ sơ theo quy định nộp lên Bộ phận tiếp nhận của UBND cấp huyện nơi có nhà ở và đợi cơ quan chức năng xử lý, trả kết quả trong vòng 30 ngày.

    Tùy từng trường hợp mà cần xin giấy phép sửa chữa nhà theo quy định

    Tùy từng trường hợp mà cần xin giấy phép sửa chữa nhà theo quy định

    2. Phương án sửa chữa nhà xuống cấp hiệu quả, tiết kiệm

    Sửa nhà xuống cấp là điều cần thiết khi không gian sống của gia đình có dấu hiệu hư hỏng, làm ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt hàng ngày, gây bất tiện và không còn đảm bảo an toàn. Tùy vào từng hạng mục, mức độ xuống cấp mà chúng ta sẽ áp dụng giải pháp khắc phục, sửa chữa phù hợp.

    2.1. Trần nhà bị thấm, dột

    Trần nhà xuất hiện những vết rạn nứt, ố vàng, đọng nước nhỏ từng giọt xuống phía dưới chủ yếu do mái đã cũ, hở, không chống thấm cẩn thận. Tình trạng này làm ảnh hưởng xấu tới cuộc sống hàng ngày, gây mất thẩm mỹ, tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh về da, hô hấp đặc biệt với trẻ nhỏ và người già. Cách xử lý như sau:

    • Chất chống thấm CT-11A Plus Sàn: Làm sạch bề mặt trần bị thấm dột, trộn đều hỗn hợp xi măng, nước, CT-11A theo tỷ lệ hướng dẫn. Tiếp theo, phủ 2 - 3 lớp hỗn hợp này lên, mỗi lớp cách nhau khoảng 6 - 8 giờ. Đợi lớp cuối khô hoàn toàn tầm 4 ngày thì trét bột sơn phủ.

    • Keo chống thấm: Vệ sinh trần nhà, khoanh vùng các chỗ nứt, thấm nước và đánh dấu lại. Dùng máy khoan khoan các chỗ đã đánh dấu, lấy kim bơm keo gắn vào lỗ khoan rồi siết chặt lại, trám keo SL 1401 dọc vết nứt. Cuối cùng, bơm keo chống thấm, đợi khô thì tháo kim bơm ra và trám lỗ khoan.

    • Trám bít vết nứt: Trộn hỗn hợp xi măng, cát, chống chống thấm xong trám bít những vết nứt trên trần nhà. Bên cạnh đó, kiểm tra ống thoát nước xem có bị hở, hỏng hay không để có hướng xử lý.

    Sửa trần nhà bị thấm, dột bằng chất chống thấm chuyên dụng

    Sửa trần nhà bị thấm, dột bằng chất chống thấm chuyên dụng

    2.2. Sàn xuất hiện vết nứt nẻ

    Ngay khi phát hiện sàn nhà mình có vết nứt, đổ nát thì bạn cần sửa sang lại ngay. Lưu ý chọn lựa vật liệu sàn phù hợp, đảm bảo độ bền lâu dài, có khả năng chống trơn trượt, dễ dàng vệ sinh, hài hòa với phong cách kiến trúc của tổng thể công trình. Hạn chế dùng sàn gỗ ở nơi nhiệt độ cao, thay vào đó bạn nên lắp sàn làm từ vật liệu chịu nhiệt để tránh hao mòn.

    2.3. Phần mái bị hư hỏng

    Nguyên nhân khiến mái nhà bị hư hỏng thường xuất phát từ kết cấu công trình kém ổn định, nhiệt độ môi trường thay đổi gây co giãn hoặc tác động từ lực bên ngoài gây ra. Gia chủ có thể xác định mức độ xuống cấp của mái dựa vào niên hạn sử dụng nhà. Chẳng hạn nhà cấp 4 vượt quá thời gian sử dụng 20 năm thì cần cải tạo lại mái để đảm bảo an toàn cho gia đình.

    Tiến hành kiểm tra phần mái cả ở bên ngoài và phía trong không chỉ bằng cách nhìn sơ bộ mà phải lên xem xét trực tiếp. Bạn nên nhờ sự giúp đỡ của thợ chuyên nghiệp, họ có kinh nghiệm dày dặn, dụng cụ và biện pháp phù hợp để phát hiện ra lỗi ở khu vực mái nhà nhanh chóng.

    Khắc phục mái nhà hư hỏng ngay khi phát hiện ra lỗi

    Khắc phục mái nhà hư hỏng ngay khi phát hiện ra lỗi

    2.4. Tường nhà nứt, thấm nước

    Sửa chữa nhà xuống cấp với lỗi tường nứt, thấm nước là phải cạo sạch lớp sơn bị bong tróc. Tiếp đó, sử dụng hóa chất tẩy rửa làm sạch khu vực tường bị thấm. Trám các vết nứt, lỗ hổng bằng vữa rồi làm phẳng bề mặt với bột chuyên dụng. Sau đấy, dùng sơn chống thấm xử lý, nhằm đảm bảo không gây ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như thẩm mỹ ngôi nhà.

    2.5. Cột, dầm đã xuống cấp

    Trên thân cột, dầm hay bị vết nứt với đủ kích thước lớn nhỏ. Tùy từng vị trí hư hỏng mà chúng ta sẽ có cách xử lý riêng, hướng dẫn cụ thể như sau:

    • Vết nứt ở mép tiếp giáp tường và cột: Do lúc thi công không đặt hoặc đặt nhưng không đủ thép râu neo vào phía tường. Cần sử dụng máy cắt tạo rãnh sâu, làm sạch rồi cho loại vữa đông cứng nhanh và trát lại bằng vữa thường.

    • Vết nứt ở mép tiếp giáp tường và dạ đà: Lỗi này chủ yếu do không xử lý hồ dầu và ẩm đúng cách. Có thể khắc phục như vết nứt ở mép tường - cột hoặc đục hàng gạch phía trên cùng và xây lại.

    Cột dầm nhà xuống cấp cần tu sửa càng sớm càng tốt

    Cột dầm nhà xuống cấp cần tu sửa càng sớm càng tốt

    3. Lưu ý khi tiến hành sửa chữa nhà đã xuống cấp

    Công tác sửa chữa nhà xuống cấp không hề đơn giản, để có được không gian sống lý tưởng mà tiết kiệm chi phí thì bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây:

    • Xác định rõ những hạng mục cần cải tạo, dựa vào kết quả khảo sát hiện trạng công trình và chọn phương án tối ưu.

    • Lập bảng dự toán kinh phí nhằm kiểm soát tiền bạc, tránh thất thoát bên ngoài. Chuẩn bị dư ra một khoản phòng trường hợp phát sinh trong quá trình thực hiện.

    • Hạn chế việc tháo dỡ tường và trần nhà. Vì nó tốn thời gian, công sức, ngân sách và có thể gây ảnh hưởng đến kết cấu nhà ban đầu, gây nguy hiểm.

    • Nội thất đã quá cũ, không đáp ứng nhu cầu sử dụng thì nên đầu tư mua mới. Những món đồ nào còn dùng tốt thì gia chủ hãy giữ lại để giảm chi phí.

    • Thuê nhà thầu uy tín, dày dặn kinh nghiệm. Bạn có thể tìm kiếm thông tin trên google, trang mạng xã hội hoặc hỏi ý kiến người quen từng sử dụng dịch vụ sửa nhà.

    HUTRA nhận sửa chữa nhà bị xuống cấp uy tín, chuyên nghiệp

    HUTRA nhận sửa chữa nhà bị xuống cấp uy tín, chuyên nghiệp

    HUTRA với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực sửa chữa, cải tạo nhà ở chính là một gợi ý điển hình mà bạn nên lựa chọn. Đội ngũ kiến trúc sư đầu ngành luôn đưa ra phương án thiết kế, thi công tốt nhất cho khách hàng. Cam kết hời gian hoàn thành nhanh chóng, đúng tiến độ. Chất lượng công trình đảm bảo cùng mức giá cạnh tranh cao.

    Mong rằng, từ những thông tin xoay quanh chủ đề sửa chữa nhà xuống cấp trên đây sẽ giúp ích cho các bạn. Nếu còn điều gì băn khoăn hay có nhu cầu thuê dịch vụ sửa nhà chuyên nghiệp, đừng ngần ngại hãy nhấc máy lên và gọi cho HUTRA theo số Hotline: 093.452.9909 để được tư vấn ngay nhé!