Cải tạo tường cũ là một hạng mục quan trọng khi sửa chữa công trình. Vậy cách cải tạo tường nhà cũ như thế nào? Khi nào cần cải tạo tường nhà? Bạn đọc hãy theo dõi bài viết này của Hutra để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Nếu tường nhà xuất hiện những vết rạn nứt thì đây là lúc bạn nên cải tạo. Những vết nứt gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của công trình. Đặc biệt vào mùa mưa, nước mưa rất dễ thấm vào tường khiến chúng bị ẩm mốc, mọc rêu. Tồi tệ hơn là hiện tượng dột, hắt nước mưa vào nhà, ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình.
Tường bị thấm dột nước mỗi khi trời mưa
Hiện tượng này xuất hiện do quá trình thi công sơn bả không đúng kỹ thuật, không xử lý chống thấm cẩn thận hoặc dùng sơn kém chất lượng khiến lớp sơn bị phồng rộp, bong tróc, gây ảnh hưởng đến mỹ quan chung và chất lượng của ngôi nhà.
Sơn tường bị phồng rộp, bong tróc kém thẩm mỹ
Một lý do khác khiến bạn cần cải tạo tường là bề mặt tường thi công không phẳng. Khi rọi đèn vào sẽ thấy nhiều khuyết điểm lộ ra.
Bên cạnh đó, các vách tường thi công không vuông góc với nhau dù không ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhưng có thể gây ra nhiều bất tiện khi sử dụng các món đồ nội thất như giá sách, tủ, kệ,...
Ngoài ra, bạn nên cải tạo tường nhà cũ trong trường hợp tường bị bẩn, bạc màu, đổi màu.
Sau thời gian dài sử dụng, tường bị cũ, xuống cấp gây mất thẩm mỹ và không đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể cải tạo tường cũ theo các cách sau:
Đây là cách khắc phục tốt nhất trong trường hợp lớp vữa trát tường xuống cấp, bị nứt, bong tróc thành từng mảnh hoặc tường bị thấm nước. Vì đây là cách xử lý triệt để nhất nên cần được thực hiện bởi đội ngũ thợ thi công chuyên nghiệp, có kinh nghiệm.
Bóc vữa và trát lại tường cũ
Đây cũng là cách cải tạo tường cũ được nhiều gia đình áp dụng hiện nay. Phương pháp này có thể xử lý triệt để một số vết nứt nhẹ, ngăn chặn hiện tượng thấm dột, xỉn màu sơn, bong tróc sơn, tường nhà bị ố vàng và ẩm mốc.
Lưu ý khi sơn lại tường cũ, bạn phải cạo bỏ lớp sơn cũ và làm sạch bề mặt tường để tăng độ bám dính. Cần phải thực hiện đầy đủ theo đúng quy trình để màu sơn lên đẹp và bền hơn.
Cải tạo tường cũ bằng cách sơn lại tường
Nếu tường bị bám bẩn, nhiều vết ố vàng thì có thể dùng tấm ốp nhựa cho tiết kiệm chi phí. Nếu muốn chống nóng thì nên ưu tiên các vật liệu có khả năng cách nhiệt như tấm panel, PVC. Còn nếu chỉ muốn làm đẹp thì bạn có thể chọn tấm ốp có họa tiết hoa văn hợp với mỹ quan cá nhân là được.
Dùng tấm ốp tường để khắc phục tình trạng tường bị ố vàng, có nhiều vết bẩn
Dùng giấy dán tường là cách cải tạo tường cũ tiết kiệm, đơn giản và không mất nhiều thời gian. Cách làm này sẽ giúp che đi các khuyết điểm nhỏ trên tường như gồ ghề không phẳng, nứt nhẹ hoặc có các vết bẩn khó vệ sinh như vết ố.
Bạn cũng có thể dùng giấy dán tường trong trường hợp tường bị bong tróc sơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng bong tróc quá nặng thì chúng tôi không khuyến khích vì khi đó hiệu quả bám dính của giấy thấp, làm lộ nhiều khuyết điểm hơn.
Ngoài ra, cách cải tạo tường nhà cũ này có tuổi thọ không cao. Sau khoảng từ 1 - 3 năm, giấy có thể bị bong ra hoặc xuống màu nên bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng.
Với cách cải tạo tường cũ này, bạn có thể lắp kệ hoặc treo tranh nghệ thuật để che đi những vết nứt, vết bẩn khó vệ sinh hay các vị trí bong tróc sơn. Đồng thời giúp làm đẹp thêm cho không gian ngôi nhà.
Tuy nhiên, giải pháp này không thực sự hiệu quả nếu tường nhà bị rạn nứt hoặc bong tróc sơn với diện tích lớn. Khi đó, bạn nên sơn hoặc trát lại tường mới sẽ phù hợp hơn.
Dùng tranh để khắc phục những vị trí tường bị bẩn, gồ ghề
Một cách cải tạo tường cũ khác được nhiều nhà hàng, quán cà phê, cửa hàng áp dụng là vẽ tranh tường. Bạn có thể áp dụng nếu muốn thay đổi phong cách cho bức tường cũ, tạo điểm nhấn cũng như tăng mỹ quan cho ngôi nhà.
Tuy nhiên, việc vẽ tranh tường tốn kém khá nhiều chi phí bởi nó yêu cầu người thực hiện phải có tay nghề và trình độ chuyên môn cao. Hơn nữa, cách làm này không thực sự phù hợp với những bức tường bị xuống cấp trầm trọng.
Đảm bảo bề mặt tường nhẵn nhụi, không xuất hiện các vết bụi bẩn hay vị trí gồ ghề trước khi thi công lớp sơn lót. Nếu tường đã được sơn lót thì cần đảm bảo lớp lót đó không bị nứt hay bong tróc.
Những bức tường có thời gian sử dụng trên 5 năm thì nên thay thế lớp lót khác an toàn và chắc chắn hơn.
Xử lý xong bề mặt tường sẽ đến bước thi công keo dán. Nên chọn loại keo chuyên dụng để sơn bám chắc vào tường và ngăn chặn tình trạng thấm nước. Thao tác rải keo cần thực hiện tỉ mỉ, đều tay, đảm bảo độ mịn tốt nhất.
Khi cải tạo tường cũ, bạn cần chú ý đến công đoạn chống thấm. Nhất là khi cải tạo phòng tắm và nhà bếp bởi hai khu vực này sử dụng rất nhiều nước. Lớp chống thấm tiêu chuẩn có độ dày trên 1.5mm.
Nếu vách tường xuất hiện vết nứt cũng cần được bảo trì. Vết nứt trên tường có thể xuất hiện do nhiều lý do như lớp thạch cao cũ, thời tiết thay đổi gây ảnh hưởng đến kết cấu mặt tường,... Để khắc phục, bạn cần trét lại xi măng tại các vị trí xuất hiện vết nứt.
Hướng dẫn các bước sơn lại tường cũ đơn giản nhất
Mục đích của sơn bả matit là giúp lớp sơn sau này mượt mà, mềm mịn, tránh tình trạng bong tróc hoặc màu sơn lên không đều. Nên chọn bột trét matit có chất lượng tốt để không làm ảnh hưởng đến màu sơn sau này.
Đợi lớp bột matit khô hoàn toàn, bạn có thể dùng giấy nhám để chà cho bề mặt tường phẳng phiu, đẹp mắt hơn. Trong lúc đánh bóng, chú ý dùng lực tay vừa phải và đánh cho đến khi mặt tường phẳng hoàn toàn là được.
Các vị trí như chân tường, góc tường cần đầu tư nhiều thời gian đánh bóng hơn. Bởi chúng liên quan trực tiếp đến khả năng chịu lực liên kết cho cả bức tường.
Bước cuối cùng khi cải tạo tường cũ là sơn lót và sơn phủ. Lớp sơn lót giúp tường đều màu, hài hòa và hạn chế các tác động tiêu cực do thời tiết như nắng, mưa.
Cuối cùng là đến lớp sơn phủ. Với lớp sơn này, bạn cần sơn chồng nhiều lớp lên nhau để tránh tình trạng sơn không đều màu, chỗ đậm chỗ nhạt gây mất thẩm mỹ. Đặc biệt cần chú ý đến thời gian nghỉ giữa các lớp sơn. Đợi lớp sơn đầu tiên khô hoàn toàn rồi mới tiến hành qua lớp sơn tiếp theo.
Bạn cần xác định chính xác xem bức tường đang gặp vấn đề gì để có phương án cải tạo phù hợp. Điều này sẽ giúp tiết kiệm nhiều chi phí, thời gian cũng như công sức khi sửa chữa tường cũ.
Ví dụ nếu tường còn đẹp, phẳng, không bị bong tróc hay ẩm mốc thì có thể dùng giấy dán tường hoặc tấm nhựa ốp tường cho tiết kiệm. Tuy nhiên, nếu tường bị ẩm mốc, thấm dột, bong tróc sơn nặng, nhiều vết nứt lớn,... thì cần phải xử lý triệt để bằng cách chống thấm, sơn lại tường, thậm chí là dóc vữa tường cũ và trát lại.
Đánh giá hiện trạng tường cũ để có phương án khắc phục phù hợp
>>> Xem thêm: Cách cải tạo nhà tường chịu lực an toàn, hiệu quả
Muốn tường nhà bền đẹp và chống ẩm mốc hiệu quả thì nên ưu tiên vật liệu chất lượng. Những vật liệu giá rẻ có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí ban đầu nhưng không bền, dễ bị hư hỏng.
Đối với vật liệu trang trí hay tấm ốp tường cũng vậy. Bạn nên ưu tiên chọn vật liệu chất lượng để đảm bảo sự vững chắc cũng như độ bền cho bức tường.
Mong rằng những chia sẻ trên sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc khi cải tạo tường cũ. Nếu bạn cần hỗ trợ giải quyết triệt để tình trạng tường có nhiều vết nứt, xuống màu, ẩm mốc,.. thì liên hệ ngay đến hotline 093.452.9909 để được các kỹ sư giỏi nhất của Hutra tư vấn chi tiết nhất nhé!