Trường hợp nào cần xin giấy phép sửa chữa nhà? Hồ sơ chuẩn bị gồm những gì? Thủ tục thực hiện như thế nào? Đây chắc hẳn là thắc mắc chung của nhiều người khi có kế hoạch sửa sang, cải tạo lại ngôi nhà của mình. Bài viết dưới đây, HUTRA sẽ lần lượt giải đáp từng vấn đề trên một cách chi tiết và chính xác nhất.
Thủ tục xin giấy phép sửa nhà là vấn đề nhiều người quan tâm
Giấy phép xây dựng là một loại văn bản pháp lý do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để họ tiến hành xây mới, cải tạo, sửa chữa và di dời công trình. Dựa vào đó mà bên quy hoạch đô thị xác định cá nhân, tổ chức có xây sửa theo đúng quy hoạch hay không.
Trường hợp vi phạm việc sửa chữa mà không có giấy phép theo đúng quy định hiện hành của pháp luật, chủ đầu tư sẽ bị phạt cảnh báo như sau:
Phạt tiền 500.000 đồng - 1.000.000 đồng, nếu không gửi văn bản thông báo ngày khởi công xây dựng, sửa chữa, cải tạo công trình cho UBND cấp xã nơi có công trình và cơ quan cấp giấy phép.
Phạt tiền 500.000 đồng - 1.000.000 đồng, nếu không gửi văn bản phê duyệt biện pháp thi công đảm bảo an toàn cho công trình và hạng mục liền kề đến UBND cấp xã nơi có công trình trước khi tiến hành khởi công.
Phạt tiền 500.000 đồng - 1.000.000 đồng, nếu đơn vị nhà thầu không thực hiện phê duyệt biện pháp thi công theo quy định.
Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư
Thực tế, việc sửa chữa nhà sẽ chia thành 2 trường hợp là có thay đổi kết cấu chịu lực và không làm thay đổi kết cấu chịu lực.
Sửa nhà làm thay đổi kết cấu chịu lực: Nghĩa là trong quá trình sửa chữa nhà có thay đổi kết cấu khung sườn của công trình như đúc thêm cầu thang, đúc thêm cột trong nhà, nâng tầng, đúc thêm sàn, đúc thêm ô văng, giá cố nền móng, xử lý lún nhà,...
Sửa nhà không thay đổi kết cấu chịu lực: Việc sửa chữa nhà không làm thay đổi kết cấu hệ công trình như đóng trần thạch cao, trang trí nội ngoại thất, lắp hệ thống điện nước, sơn tường, nâng nền, ốp lát gạch, xây ngăn phòng, thay mái nhà,...
Bạn cần phải xin giấy phép sửa chữa nhà trong trường hợp: Căn nhà đã bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng; diện tích không gian nhỏ hẹp không đáp ứng nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình. Bạn muốn thay đổi kết cấu ngôi nhà, cơi nới diện tích thì bắt buộc phải xin giấy phép theo quy định hiện hành. Đồng thời, chuẩn bị hồ sơ kiểm định nền móng công trình trước khi thực hiện.
Sửa chữa nhà làm thay đổi kết cấu chịu lực phải xin giấy phép
Theo Điều 46, 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng trong trường hợp sửa chữa nhà thì cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:
Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa công trình (Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo nghị định số 15/2021/NĐ-CP).
Các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình theo quy định hiện hành.
Bản vẽ hiện trạng của những hạng mục dự kiến sửa chữa đã được phê duyệt. Bản vẽ có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ bản vẽ của hồ sơ xin cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp rõ hiện trạng nhà trước khi khởi công.
Hồ sơ thiết kế sửa chữa tương ứng với mỗi loại công trình được quy định tại Nghị định số 15/2022/NĐ-CP.
Trường hợp là công trình di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng thì cần có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa về sự cần thiết sửa chữa và quy mô công trình.
Hồ sơ xin cấp phép sửa chữa nhà phải có đơn đề nghị theo quy định
Thủ tục đề nghị cấp giấy phép sửa chữa nhà không quá phức tạp. Bạn chỉ cần làm theo đúng trình tự các bước cơ bản sau đây:
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo hướng dẫn bên trên, bạn sẽ nộp lên UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) nơi có công trình dự kiến sẽ sửa chữa, cải tạo. Có thể đến nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Bộ phận một cửa sẽ tiếp nhận và trả kết quả theo đúng quy định.
Cơ quan chức năng có thẩm quyền chịu trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sửa, cải tạo nhà. Trường hợp, hồ sơ hợp lệ sẽ ghi giấy biên nhận. Còn hồ sơ chưa đủ thì hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện theo quy định.
Sau đó, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa công trình. Trong quá trình thẩm định, nếu thấy thiếu tài liệu hoặc không đúng thì thông báo cho chủ đầu tư bằng văn bản 1 lần để bổ sung thêm.
Thủ tục xin giấy phép sửa nhà không quá phức tạp
Theo Quyết định 838/QĐ-BXD ngày 29/8/2016: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ sẽ nhận được kết quả.
Trường hợp hồ sơ đáp ứng được yêu cầu thì chủ đầu tư nhận quyết cấp giấy phép xây dựng.
Trường hợp hồ sơ không đáp ứng được nội dung mà cơ quan chức năng có thẩm quyền thông báo thì chủ đầu tư sẽ nhận về lý do không được cấp phép.
Theo Thông tư 250/2016/TT-BTC, lệ phí cấp giấy phép xây dựng do HĐND cấp tỉnh quyết định. Cho nên, lệ phí tại từng tỉnh, thành phố khác nhau.
Trên đây là những thông tin cần biết về thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà, mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn. Nếu còn điều gì thắc mắc hay có nhu cầu sửa chữa nhà trọn gói, xin vui lòng liên hệ đến HUTRA theo số Hotline: 093.452.9909.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục sửa chữa nhà mới nhất năm 2024