Cải tạo nâng tầng nhà phố là giải pháp hữu hiệu giúp mở rộng diện tích sử dụng mà không tốn kém nhiều chi phí như xây mới. Tuy nhiên, việc nâng thêm tầng nhà ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của công trình nên cần phải chú ý khi thực hiện. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới của Xây dựng Hutra nhé!
Nâng tầng là quá trình thi công để xây thêm từ 1 - 2 tầng mới cho ngôi nhà dựa trên nền móng cũ. Ví dụ nhà phố 2 tầng có thể xây thêm 1 tầng thành nhà 3 tầng, nhà 3 tầng xây thêm 1 tầng thành nhà 4 tầng.
Hiện nay, sửa nhà lên tầng đang trở thành xu hướng được nhiều gia đình lựa chọn bởi các lợi ích tuyệt vời sau:
Sửa nhà xây thêm tầng giúp mở rộng diện tích, không gian sinh hoạt. Phương án này phù hợp với những gia đình có thêm thành viên mới, muốn xây thêm phòng để con cái có không gian riêng hoặc đón ông bà về sống chung cùng gia đình.
Tăng giá trị bất động sản, chủ nhà có thể bán hoặc cho thuê với mức giá cao hơn. Bởi việc nâng cấp nhà phố thường đi kèm với hoạt động cải thiện cấu trúc và thiết kế nội thất.
Nâng tầng nhà phố giúp cải thiện tình trạng lỗi thời, cũ kỹ của công trình. Với những ngôi nhà được xây dựng lâu năm, có chiều cao hạn chế hơn so với các công trình liền kề trông kém thẩm mỹ và bí bách, ngột ngạt. Vì vậy, việc xây thêm tầng giúp cải thiện đáng kể những hạn chế này.
Một lý do khác khiến nhiều gia đình chọn nâng thêm tầng nhà thay vì xây mới là muốn lưu giữ kỉ niệm với căn nhà cũ.
Những lợi ích khi xây thêm tầng cho nhà phố
Khi có ý định sửa nhà để xây thêm tầng, gia chủ nền tìm đến các chuyên gia hoặc đơn vị thẩm định công trình để kiểm tra khả năng chịu lực của móng, cột. Bởi theo thời gian sử dụng, kết cấu chịu lực công trình có sự suy giảm đáng kể.
Trường hợp móng, cột yếu thì cần phải gia cố. Công việc này sẽ khiến bạn tốn thêm một khoản chi phí nhưng đừng vì tiếc tiền mà bỏ qua hay làm qua loa. Việc lên tầng cho nhà móng yếu khiến ngôi nhà nhanh chóng xuống cấp khi sử dụng, có thể bị nghiêng, sụt lún hoặc đổ, ảnh hưởng đến sự an toàn của gia đình bạn và các ngôi nhà tiếp giáp liền kề.
Sau khi có kết quả thẩm định kết cấu công trình kết hợp với nhu cầu xây thêm tầng của gia chủ, đơn vị sẽ đưa ra phương án gia cố móng phù hợp.
Xây thêm tầng có phải xin giấy phép không là câu hỏi thắc mắc của nhiều gia chủ. Chiếu theo quy định của Pháp luật, cải tạo nâng tầng nhà làm thay đổi kết cấu chịu lực công trình. Do vậy, gia chủ bắt buộc phải xin phép từ cơ quan có thẩm quyền trước khi thực hiện.
Để làm hồ sơ xin phép nâng thêm tầng nhà, chủ nhà cần chuẩn bị những giấy tờ sau: đơn xin phép sửa chữa, cải tạo nhà; bản sao quyền sở hữu; ảnh chụp hiện trạng căn nhà; bản thiết kế nâng tầng,... Sau đó nộp hồ sơ tại Ủy Ban Nhân Dân cấp huyện/ quận.
Xin giấy phép xây dựng trước khi nâng tầng
Chiều cao tầng là khoảng cách giữa hai sàn nhà, được tính từ sàn dưới lên sàn kế tiếp hoặc mái. Khi nâng tầng nhà phố, chiều cao tầng không chỉ phù hợp với kết cấu chịu lực công trình mà còn phải phù hợp với quy hoạch địa phương, nhất là các khu vực khống chế về chiều cao.
Chủ nhà bắt buộc phải tuân thủ theo đúng quy định. Nếu vi phạm sẽ bị phạt, buộc phải phá dỡ phần công trình trái phép và phát sinh nhiều rắc rối khác, tốn kém nhiều tiền bạc và thời gian.
Sửa nhà thêm tầng được thực hiện dựa trên kết cấu cũ. Mặc dù đã sử dụng các biện pháp gia cố móng nhưng việc giảm trọng lực của tầng nâng cũng rất quan trọng. Thay vì dùng gạch, bê tông cốt thép truyền thống, bạn có thể dùng các tấm bê tông siêu nhẹ, gạch siêu nhẹ hoặc các vật liệu xây dựng như gỗ, nhựa. Các vật liệu này đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về thẩm mỹ và sự an toàn.
Chọn vật liệu thi công phù hợp
Sửa nhà lệch tầng, sửa nhà lên tầng hay chỉ thiết kế lại không gian nội thất thì việc tính toán chi phí thi công đóng vai trò quan trọng. Bạn nên phân chia tổng chi phí thành 2 phần, 80% chi phí dành cho công việc sửa chữa, 20% còn lại dành cho các vấn đề phát sinh. Điều này giúp bạn chủ động hơn về tài chính và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thi công diễn ra suôn sẻ.
Bạn nên lựa chọn những nhà thầu uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm để được hỗ trợ. Nếu có điều kiện thì hãy thuê đơn vị thi công trọn, bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian và công sức sửa nhà.
Nên có hợp đồng rõ ràng với phía nhà thầu về chi phí, chất lượng vật tư, thời gian thi công, hoàn thiện, bảo hành,.... Điều này giúp đảm bảo tối đa quyền lợi cho bạn nếu có sự cố phát sinh trong tương lai.
khi sửa nhà xây thêm tầng, Số tầng và chiều cao tầng ảnh hưởng rất lớn đến nền móng cũ. Nếu nền móng yếu mà xây tầng cao làm gia tăng nhiều áp lực lên móng, có thể khiến ngôi nhà bị nghiêng hoặc sụt lún, tốn kém nhiều chi phí hơn.
Nhà bị nứt, sụt lún do cơi nới quá cao so với khả năng chịu lực của móng
Đây là một sai lầm lớn và đặc biệt nghiêm trọng khi cải tạo nâng thêm tầng nhà. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn và độ bền công trình. Do vậy khi thi công và đưa vào sử dụng, bạn hãy luôn chú ý đến các hiện tượng này để có biện pháp xử lý kịp thời.
Đây là hành vi vi phạm pháp luật, sẽ bị xử phạt tài chính và khắc chế tháo dỡ công trình. Nó làm trì hoãn quá trình thi công, tốn kém nhiều chi phí và thời gian thực hiện. Không chỉ vậy, việc xây nhà vượt quá quy định còn ảnh hưởng đến sự an toàn ngôi nhà, dẫn đến các tình huống nguy hiểm như nghiêng, sụt lún, đổ nhà,...
Phương án này phù hợp với những công trình có kết cấu chịu lực cũ tương đối tốt và sử dụng vật liệu siêu nhẹ để nâng thêm tầng. Quá trình này bắt đầu từ việc nghiên cứu địa chất và hiện trạng thực tế để quyết định biện pháp thi công.
Nếu có sẵn thép cũ thì đơn vị sẽ xử lý gỉ và nối thép theo tiêu chuẩn xây dựng. Nếu không có thép chờ thì sẽ thực hiện khoan cấy, nối thép và ghép cột đổ bê tông trước khi tiếp tục các công đoạn tiếp theo.
Trong trường hợp tiết diện cột cũ không đủ khả năng chịu lực để nâng tầng thì buộc phải gia cố cột. Thợ thi công sẽ tiến hành cắt bỏ phần tường quanh cột cũ và khoan cấy sắt đai, sắt chủ. Sau đó tiến hành lắp cốp pha và đổ bê tông như bình thường. Với phương pháp này thì cần đảm bảo sự liên kết giữa bê tông cốt thép gia cố thêm và cũ bằng cách đai C, sika liên kết.
Phương án nâng tầng nhà phố này được áp dụng trong trường hợp hệ móng cũ quá yếu, không đủ khả năng chịu lực của tầng mới. Để thực hiện, thợ thi công sẽ tiến hành đào đất để xác định độ cao móng cũ. Sau đó, tùy theo địa chất, công năng sử dụng, hiện trạng ngôi nhà và hệ móng cũ để có biện pháp gia cố phù hợp.
Trong quá trình gia cố cần chú ý và xử lý cẩn thận các khu vực như hố ga, hệ thống cấp/ thoát nước, hầm phân,...
Gia cố móng để nâng tầng an toàn, hiệu quả
Đây là phương án phổ biến nhất bởi hầu hết các công trình muốn xây thêm tầng hiện nay đều khá cũ, tình trạng xuống cấp nặng nề. Khi đó, việc gia cố nguyên cột hoặc nguyên móng không thể đảm bảo yếu tố an toàn.
Với cách thi công này, thợ thi công sẽ tiến hành gia cố hoặc thi công móng trước. Sau đó tiến hành gia cố hoặc cấy ghép cột mới. Điều quan trọng nhất khi gia cố cả cột và móng là tạo sự liên kết chặt chẽ giữa móng cũ với móng mới để hệ thống chịu lực tạo thành thể thống nhất, đảm bảo đủ điều kiện để nâng thêm tầng.
Đây là phương án tối ưu nhất cho những ngôi nhà có cột gạch và nâng tầng bằng các vật liệu siêu nhẹ (tấm xi măng Cemboard 3D, sàn giả,..). Biện pháp thi công này có ưu điểm là giảm bớt áp lực chịu tải lên móng, đảm bảo sự an toàn, thời gian thi công nhanh chóng và không tốn kém nhiều chi phí như sử dụng các vật liệu truyền thống.
Khi thực hiện, thợ thi công sẽ căn cứ vào tải trọng thực tế của công trình để bố trí số lượng cột sao cho phù hợp. Sau đó tiến hành thi công móng đơn và cấy ghép cột chịu lực. Cuối cùng là dùng gạch hoặc tấm Cemboard hoặc thạch cao để làm tường.
Nâng tầng bằng khung thép tiền chế và tấm Cemboard
Sàn bê tông cốt thép có dầm: Ưu điểm của loại sàn này là đảm bảo chất lượng, tuổi thọ cao và chi phí hợp lý. Với những ngôi nhà có kết cấu không đủ vững chắc thì cần gia cố cột và móng để nâng tầng.
Sàn Cemboard Thái Lan: Đây là loại sàn được làm từ các tấm xi măng Cemboard. Chúng có ưu điểm là trọng lượng nhẹ, khả năng chịu lực tốt, cách nhiệt, cách âm, kết cấu vững chắc, độ bền cao nên rất được ưa chuộng hiện nay.
Đối với trường hợp không cần gia cố cột và móng, chi phí nâng thêm 1 tầng được tính như khi xây mới hoàn toàn. Nếu cần phải gia cố móng, cột thì bạn sẽ phải mất thêm một khoản phí nữa để thực hiện công việc này.
Nhìn chung, giá nâng tầng nhà rất đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hiện trạng công trình, hệ số an toàn móng cột, vật liệu sử dụng,... Để dự toán chi phí nâng tầng sát nhất, quý khách hàng hãy liên hệ đến Xây dựng Hutra để được báo giá chi tiết!
Quy trình nhận thi công sửa chữa, cải tạo, nâng tầng nhà của Hutra cụ thể như sau:
Bước 1: Khách hàng có nhu cầu sửa chữa, cải tạo, nâng tầng hoặc xây mới công trình liên hệ đến số hotline 093.452.990 để trao đổi cụ thể.
Bước 2: Hutra cử kỹ sư xây dựng đến khảo sát trực tiếp công trình và đề xuất phương án sửa chữa.
Bước 3: Báo giá chi tiết, cụ thể cho từng hạng mục thi công.
Bước 4: Ký hợp đồng.
Bước 5: Thực hiện theo đúng các hạng mục thi công trong hợp đồng.
Bước 6: Nghiệm thu, bàn giao, thực hiện chế độ bảo hành và thanh lý hợp đồng.
Xây dựng Hutra nhận thi công nâng tầng nhà phố uy tín, cam kết chất lượng, giá cả hợp lý
Trên đây là toàn bộ kiến thức cơ bản về nâng tầng nhà phố mà Hutra tổng hợp dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của mình. Hy vọng những thông tin trên sẽ thật hữu ích với quý bạn đọc.