Mái nhà là một phần đặc biệt quan trọng có nhiệm vụ bảo vệ ngôi nhà và chịu tác động nhiều nhất từ môi trường xung quanh nên dễ bị hư hỏng, xuống cấp. Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ thông tin về dấu hiệu nhận biết lỗi và cách sửa mái nhà đơn giản, hiệu quả để các bạn có thể tham khảo thêm.
Mái nhà là hạng mục dễ bị hư hỏng và cần sửa chữa nhanh chóng
Trước khi hướng dẫn cách sửa mái nhà, chúng ta cần nắm rõ đặc điểm của mái nhà mình. Về cơ bản, người ta sẽ chia thành nhiều loại mái dựa vào hình dáng và chất liệu sản xuất.
- Mái bằng: Đây là kiểu mái đổ bê tông nên rất chắc chắn, khả năng chịu lực cao, chống nóng, chống cháy, độ bền lâu dài. Tuy nhiên, mái bằng có trọng lượng nặng gây áp lực lớn lên kết cấu công trình, bề mặt bằng phẳng nên thoát nước chậm và dễ bị thấm dột sau một thời gian sử dụng.
- Mái dốc: Thiết kế đối xứng hoặc lệch nhau sở hữu tính thẩm mỹ cao, tạo sự thông thoáng cho không gian trong nhà, tốc độ thoát nước nhanh nên giảm nguy cơ thấm dột. Mái dốc thường được áp dụng cho các căn nhà cao tầng, biệt thự, nhà ống giả biệt thự.
- Mái vòm: Nó không quá phổ biến và chỉ xuất hiện ở những căn biệt thự cổ điển hoặc bán cổ điển, lâu đài, công trình công cộng. Mái vòm mang vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp nhưng chi phí đầu tư khá lớn.
Mái nhà theo hình dáng gồm mái bằng, mái dốc và mái vòm
- Mái tôn: Người ta hay làm mái tôn cho nhà cấp 4, kho xưởng, khu công nghiệp. Vì chúng có độ bền cao, dễ dàng thi công, ít phải bảo dưỡng mà giá thành lại rẻ. Tuy nhiên, mái tôn hay bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết gây hoen gỉ, thủng dột, xuống cấp.
- Mái ngói: Ngói đất nung nên độ bền lâu dài, chống thấm nước tốt, màu sắc đẹp giúp nâng cao tính thẩm mỹ của căn nhà. Mái ngói được ứng dụng rộng rãi cho các ngôi nhà ống, biệt thự.
- Mái bê tông: Kiểu mái truyền thống, quen thuộc ở những căn nhà phố, nhà mái bằng, nhà ống. Nó có độ vững chắc rất cao, chịu được mọi tác động từ môi trường bên ngoài. Nhưng dễ ngấm nước nếu gia chủ không thi công chống thấm cẩn thận ngay từ đầu.
Chất liệu làm mái nhà phổ biến gồm mái tôn, mái ngói và mái bê tông
Mỗi loại mái nhà có những đặc điểm riêng nên cách sửa chữa cũng sẽ khác nhau. Tùy theo từng loại mái và tình trạng hư hỏng mà chúng ta cần áp dụng phương án phù hợp, đem lại hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí nhất.
- Dấu hiệu: Khi trời mưa to hay mưa nhỏ, bạn thấy những giọt nước từ trên mái nhà nhỏ xuống. Tấm trần thạch cao ngấm nước gây ra vết ốc thì đó chính là dấu hiệu mái tôn nhà bạn bị dột.
- Cách khắc phục: Sử dụng keo chống thấm trám lại lỗ thủng. Trường hợp, lỗ quá lớn thì phải lấy tấm tôn khác có kích thước lớn hơn vết rách 10cm mỗi bên để trám.
- Dấu hiệu: Tại các vị trí mối nối, khe tiếp giáp bị hư hỏng, giãn rộng ra, rỉ sét dẫn đến nước thấm hoặc tràn vào trong nhà.
- Cách khắc phục: Tùy vào mức độ mà bạn cấp có biện pháp sửa mái nhà tối ưu. Nếu khe tiếp giáp bị hở nhưng không gỉ sét thì dùng kéo trám chỗ hở lại. Còn vị trí tiếp giáp hở và đinh vít hoen gỉ nên thay tấm tôn mới cho khu vực đó xong cố định chắc chắn.
Trám lại các vị trí bị hở trên mái tôn hoặc thay bằng tấm tôn mới
- Dấu hiệu: Mái tôn sử dụng sau nhiều năm bị oxy hóa tại vị trí cố định đinh vít gây ra lỗ thủng. Hoặc do mưa bão, vật thể lạ va phải mái làm hư hại.
- Cách khắc phục: Tiến hành vá lỗ thủng bằng cách dán đè miếng tôn khác lên, áp dụng cho lỗ bé. Với vị trí nứt vỡ to phải thay thế tấm tôn mới.
- Dấu hiệu: Phần mái tôn bị cong vênh, biến dạng so với kiểu dáng ban đầu. Nguyên nhân có thể vì mưa gió, lốc xoáy hoặc quá trình thi công mái sai kỹ thuật.
- Cách khắc phục: Thay mái tôn bị cong vênh bằng tấm mới. Cố định chặt những vị trí mái tôn biến dạng đảm bảo quá trình thoát nước diễn ra bình thường.
- Dấu hiệu: Vì là chất liệu kim loại nên mái tôn dễ bị gỉ sét. Khi thấy tại các điểm liên kết xà gồ và mái tôn bằng ốc vít xuất hiện vết gỉ sét thì cần xử lý ngay, tránh để nó lan rộng khiến việc sửa khó khăn hơn.
- Cách khắc phục: Kiểm tra chất lượng hệ thống đinh vít trên mái tôn, tháo những chiếc đinh cũ, bị hoen gỉ. Sau đó, đóng đinh vít mới thay thế cái cũ vừa tháo ra.
Đinh vít trên mái tôn bị rỉ sét cần thay đinh mới
- Dấu hiệu: Mái ngói dù có độ bền đẹp khá cao nhưng lâu ngày vẫn không tránh khỏi tình trạng bị nứt, vỡ, hở. Từ đó, gây ra hiện tượng thấm dột và không đảm bảo an toàn cho người ở.
- Cách khắc phục: Cách sửa mái nhà tốt nhất trong trường hợp này là thay mới những viên ngói hư hỏng giúp sử dụng bền lâu. Hãy nhớ chọn loại ngói có hình dáng, màu sắc giống như mái cũ hoặc tương đồng để đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
- Dấu hiệu: Khi trời mưa, bạn thấy nước trên mái nhỏ xuống dưới nhà. Điều này chứng tỏ mái bị dột gây bất tiện, khó chịu cho các thành viên trong quá trình sinh hoạt và hư hại đồ đạc trong nhà.
- Cách khắc phục: Với lỗi mái ngói thấm dột, chúng ta có thể sử dụng sơn chống thấm nhằm ngăn mái ngấm nước, chống mảng bám, rêu mốc. Hoặc dùng băng keo chống thấm, vừa có tác dụng ngăn nước vừa cách nhiệt hiệu quả làm giảm nhiệt độ cho mái nhà.
Dùng sơn chống thấm mái ngói bị dột
- Dấu hiệu: Trường hợp mái ngói dùng hệ thống kèo, xà gồ bằng thép thì vị trí đinh hay bị gỉ sét, mối nối hở.
- Cách khắc phục: Cần xử lý ngay khi phát hiện rỉ sét bằng cách thay đinh vít mới. Bên cạnh đó, gia chủ cũng phải thường xuyên kiểm tra định kỳ với hệ thống kết cấu làm từ kim loại.
- Dấu hiệu: Sau một thời gian dài sử dụng, mái bê tông có thể bị nứt với những vết rạn nhỏ. Bắt nguồn bởi tác động của thời tiết, vì bê tông cốt thép dễ bị biến dạng thường xuyên, trời nóng thì nở ra còn trời lạnh co lại.
- Cách khắc phục: Cách sửa mái nhà với vết nứt mái bê tông nhỏ nên trám keo chuyên dụng có khả năng chống thấm tốt. Nếu vết rạn to, dài, sâu báo hiệu kết cấu công trình gặp vấn đề thì bạn phải liên hệ ngay nhà thầu để họ có hướng giải quyết tốt nhất.
Cần xử lý ngay khi thấy xuất hiện những vết nứt trên mái bê tông
- Dấu hiệu: Lỗi này khá phổ biến, bạn sẽ thấy có những giọt nước rơi xuống nhà kể cả lúc trời mưa to hay mưa nhỏ.
- Cách khắc phục: Tiến hành chống dột cho mái bê tông bằng sơn chống thấm, màng khò nóng, sika,... Đây đều là những sản phẩm mang lại hiệu quả cao, dễ tìm mua và sử dụng.
- Dấu hiệu: Sau mỗi trận mưa, bạn thấy tường, trần nhà có vệt nước hằn lên, bọng nước liti và vết ố. Vậy thì chắc chắn, mái bê tông đang bị ngấm nước.
- Cách khắc phục: Đầu tiên, phải kiểm tra hệ thống thoát nước mái xem có đảm bảo tốc độ thoát nước nhanh không để sửa chữa. Vì nước bị ứ đọng lâu khi trời mưa sẽ gây ra tình trạng ngấm nước.
Mái nhà có thể gặp phải nhiều lỗi hư hỏng khác nhau như thấm dột, gỉ sét, ngấm nước, nứt vỡ,... trong quá trình sử dụng. Thế nhưng, không phải trường hợp nào chúng ta cũng có thể tự mình xử lý tại nhà. Bởi phần mái liên quan trực tiếp đến kết cấu của ngôi nhà nên tốt nhất, bạn hãy thuê đơn vị chuyên nghiệp tiến hành sửa chữa nhằm tránh rủi ro.
HUTRA nhận sửa chữa mái nhà chuyên nghiệp, giá tốt
HUTRA với hơn 10 năm kinh nghiệm, đội ngũ chuyên gia giỏi luôn đưa ra phương án sửa mái tối ưu. Thợ sửa chữa lành nghề, làm việc tỉ mỉ, có tinh thần trách nhiệm đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công. Chi phí cạnh tranh nhất trên thị trường, báo giá rõ ràng, không phát sinh phụ phí ngoài hợp đồng. Bên cạnh đó, công ty áp dụng chính sách bảo hành lâu dài cho từng hạng mục đảm nhận.
Liên hệ ngay đến HUTRA theo số Hotline: 093.452.9909 nếu bạn cần được tư vấn chi tiết và có nhu cầu thuê dịch vụ sửa mái nhà. Lựa chọn chúng tôi, quý khách hoàn toàn yên tâm về vấn đề chất lượng, tiến độ công việc cũng như chi phí.