Sửa nhà gác lửng là xu hướng được nhiều gia đình lựa chọn để gia tăng giá trị thẩm mỹ, công năng sử dụng mà không tác động quá nhiều đến kết cấu. Nếu bạn đang có ý định sửa nhà để xây thêm gác lửng thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của Xây dựng Hutra nhé!
Trên thị trường hiện nay có nhiều đơn vị nhận cải tạo, sửa nhà xây thêm gác lửng. Mỗi đơn vị thi công sẽ có báo giá riêng. Tuy nhiên, về tổng quan thì giá sửa nhà lên gác lửng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Diện tích ngôi nhà.
Mức độ xuống cấp của công trình
Phong cách thiết kế
Chất lượng vật liệu sử dụng
Chi phí thi công
Thời điểm thi công,...
Chi phí sửa nhà gác lửng rất đa dạng do phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Dưới đây là bảng ước tính chi phí sửa chữa, cải tạo nhà cấp 4 thành nhà gác lửng, mời bạn đọc cùng tham khảo:
Cải tạo gác lửng: 30 - 100 triệu đồng tùy theo diện tích cũng như mức độ sửa chữa gác lửng.
Sơn tường, trang trí: Khoảng từ 10 - 30 triệu đồng, bao gồm cả chi phí vật liệu + nhân công.
Lắp đặt hệ thống chiếu sáng, điều hòa: Khoảng từ 10 - 30 triệu đồng, bao gồm chi phí vật liệu + chi phí nhân công.
Lưu ý: Trên đây chỉ là khoản phí ước tính, có thể thay đổi tùy theo hiện trạng ngôi nhà và nhu cầu sửa chữa của gia chủ. Lựa chọn các đối tác xây dựng uy tín sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều chi phí và đảm bảo chất lượng công trình, hoàn thành đúng tiến độ.
Kết cấu nhà ở có gác lửng phù hợp với người sống độc thân hoặc những cặp vợ chồng ít con. Khu vực gác lửng có thể sử dụng làm nơi ngủ, phòng sinh hoạt cá nhân hoặc không gian thờ. Tầng trệt dưới gác lửng là các không gian sinh hoạt chung như phòng ăn, phòng khách, bếp,...
Bên cạnh đó, với những ngôi nhà mặt đường, bạn có thể tận dụng không gian tầng trệt để kinh doanh, buôn bán. Phần gác lửng làm không gian nghỉ ngơi riêng tư.
Tùy theo mục đích sử dụng sẽ có phương án thi công khác nhau. Vì vậy, trước tiên bạn cần xác định rõ mục đích sửa nhà xây thêm gác lửng. Việc sửa nhà khi chưa có định hướng sử dụng cụ thể sẽ tốn kém nhiều chi phí, thời gian.
Nhà cấp 4 có gác lửng của gia đình 3 thành viên
Khi sửa nhà gác lửng, cần tính toán chiều cao và diện tích khu vực này sao cho phù hợp. Gác lửng không cao như một tầng nhưng để thuận tiện cho sinh hoạt, chúng nên có chiều cao tối thiểu 2.5m và không vượt quá 3m. Nếu xây quá thấp sẽ tạo cảm giác bí bách, ngột ngạt; còn xây quá cao khiến ngôi nhà mất đi sự cân đối và tính thẩm mỹ.
Bên cạnh đó, gác lửng nên có diện tích bằng ⅔ diện tích tầng trệt. Điều này đảm bảo không gian gác lửng có đủ diện tích để sinh hoạt mà vẫn tạo được khoảng thông tầng, đảm bảo sự thông thoáng cho toàn bộ căn nhà.
Bạn nên ưu tiên chọn cầu thang có kiểu dáng đơn giản, kích thước nhỏ gọn khi sửa nhà xây thêm gác lửng. Các kiểu cầu thang như cầu thang bay, cầu thang xương cá,... sẽ không chiếm nhiều diện tích, phù hợp với những căn nhà cấp 4 xây thêm gác lửng.
Cầu thang có thiết kế, kích thước phù hợp với tổng thể ngôi nhà
Chọn vật liệu làm gác lửng đóng vai trò rất quan trọng. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại vật liệu như bê tông cốt thép, gỗ ván, gỗ tự nhiên, tấm xi măng siêu nhẹ,...
Trong đó, bê tông cốt thép là vật liệu có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt nhất. Vật liệu này phù hợp với những căn nhà cũ có kết cấu chịu lực tương đối tốt. Trước khi thi công có thể phải gia cố thêm móng, cột để đảm bảo chắc chắn nền móng cũ chịu được tải trọng của gác lửng.
Ngoài ra, nhiều gia đình cũng lựa chọn phương án sửa nhà lên gác lửng bằng khung thép và tấm bê tông cemboard. So với bê tông cốt thép truyền thống, các vật liệu này có trọng lượng nhẹ hơn, giúp giảm bớt tải trọng truyền lên móng.
Gác lửng có diện tích khá khiêm tốn so với tầng trệt. Do vậy, để đảm bảo công năng sử dụng mà không tạo cảm giác chật chội, tù túng thì bạn nên ưu tiên chọn đồ nội thất đa năng, thông minh. Những món đồ này vừa giúp tiết kiệm không gian mà vẫn đảm bảo nhu cầu cần thiết.
Ngoài ra, cần có sự đồng bộ về phong cách thiết kế giữa gác lửng và tầng trệt để ngôi nhà không rơi vào tình trạng chắp vá, trông kém thẩm mỹ. Có thể sử dụng thêm một vài vật dụng trang trí như khung ảnh, chậu cây cảnh,... để tạo điểm nhấn.
Cần có sự hài hòa về phong cách thiết kế, phối màu của tầng trệt và gác lửng
Để quá trình thi công diễn ra thuận lợi và suôn sẻ nhất, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Khảo sát kết cấu nền móng, cột trước khi thi công để có phương án sửa chữa phù hợp. Trong trường hợp nền móng quá yếu thì cần phải gia cố móng, đảm bảo sự an toàn cho công trình.
Dọn dẹp đồ đạc, các vật dụng ra khỏi khu vực thi công.
Khi cải tạo, sửa nhà gác lửng nên ưu tiên chọn màu sắc sáng cho tường như lam nhạt, kem, màu pastel, trắng,.... Những gam màu này có công dụng tạo hiệu ứng thị giác tuyệt vời, giúp căn nhà trở nên rộng rãi hơn.
Bố trí thêm cửa sổ, ô thoáng cho gác lửng để nhận ánh sáng tự nhiên bên ngoài. Điều này giúp ngôi nhà thêm sáng sủa và thông thoáng hơn.
Đối với các vật dụng trang trí như chậu cây ảnh, khung ảnh,... nên hạn chế chọn đồ vật có kích thước quá lớn, nhiều màu sắc và nhiều họa tiết.
Dự trù chi phí sửa nhà lên gác lửng để chủ động hơn về tài chính, hạn chế phát sinh chi phí ngoài ý muốn.
Lựa chọn nhà thầu uy tín, có kinh nghiệm làm việc. Nếu có thể hãy chọn dịch vụ sửa nhà gác lửng trọn gói để tiết kiệm thời gian, công sức sửa nhà.
Ưu tiên chọn đồ nội thất thông minh cho nhà gác lửng
Xây dựng Hutra là đơn vị nhận cải tạo, sửa chữa nhà gác lửng uy tín, được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Chúng tôi có đội ngũ kiến trúc sư, nhà thiết kế giàu kinh nghiệm, luôn nắm bắt xu hướng thị trường, mang đến cho bạn phương án sửa nhà tối ưu nhất.
Không chỉ vậy, Hutra còn rất minh bạch, rõ ràng về chi phí thi công, tiến trình thiết kế, cam kết chất lượng, bảo hành công trình,... Tất cả đều được thể hiện chi tiết trong hợp đồng, đảm bảo tối đa quyền lợi cho khách hàng.
Trên đây là bài viết chia sẻ của Xây dựng Hutra về sửa nhà gác lửng. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn về chi phí hay phương án sửa nhà để xây thêm gác lửng thì hãy liên hệ đến hotline 093.452.990 để được hỗ trợ!