Chào mừng bạn đến với vật liệu nội thất NoithatHutra

Nắm trọn 5 nguyên tắc sửa nhà cấp 4 thành nhà lầu ít ai biết

(4.8/5) - 88 bình chọn.
Mục lục bài viết

    Sửa nhà cấp 4 thành nhà lầu là công việc không hề đơn giản nhưng cũng không phải là không thực hiện được. Khi sửa chữa nhà cấp 4 cũ thành nhà 1 lầu, 2 lầu, 3 lầu,...thì yếu tố kỹ thuật và khả năng chịu tải của ngôi nhà cũ luôn khiến các kiến trúc sư phải băn khoăn, tính toán kỹ lưỡng. Để giải quyết được các bài toán khó khi sửa nhà cấp 4 thành nhà lầu đẹp thì bạn đừng bỏ lỡ bất kỳ nội dung thông tin dưới đây.

    1. Đặc điểm chung của nhà cấp 4 hiện nay

    Nhà cấp 4 là kiểu nhà ở được ưa chuộng xây dựng ở vùng nông thôn những như khu vực ven đô, ngoại thành. Kiểu nhà ở này có cấu trúc đơn giản, kỹ thuật xây dựng không quá phức tạp nên thời gian thi công nhanh chóng, tiết kiệm chi phí. Nhà cấp 4 có nhiều kiểu dáng khác nhau như nhà cấp 4 mái ngói, nhà cấp 4 mái Thái, nhà cấp 4 chữ L,...

    Đặc điểm chung của những ngôi nhà cấp 4 hiện nay

    Đặc điểm chung của những ngôi nhà cấp 4 hiện nay

    Đặc điểm chung của các ngôi nhà cấp 4 hiện nay như sau:

    • Diện tích sử dụng: Thường có diện tích sử dụng không quá lớn, từ 50 - 100m2, phù hợp với các gia đình có ít thành viên và không cần nhiều không gian sinh hoạt.

    • Kết cấu đơn giản: Kiến trúc, kết cấu nhà cấp 4 rất đơn giản, có 1 tầng duy nhất và không có tầng lầu. Dù vậy, vẫn có đủ các phòng chức năng cơ bản như phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, nhà vệ sinh.

    • Chi phí xây dựng: Vì có diện tích không quá lớn, cấu trúc đơn giản nên chi phí xây dựng nhà cấp 4 ít hơn so với các kiểu nhà ở khác.

    • Tiết kiệm không gian đất: Với diện tích đất hạn chế như hiện nay thì việc xây dựng nhà cấp 4 là giải pháp tối ưu giúp tiết kiệm không gian đất trong khu đô thị.

    2. Tại sao nhiều người sửa nhà cấp 4 thành nhà lầu?

    Theo thời gian, dưới sự tác động của nhiều yếu tố thì ngôi nhà cấp 4 bị xuống cấp, ẩm mốc,....nên nhiều gia đình đã sửa chữa thành nhà lầu khang trang hơn. Việc sửa nhà cấp 4 thành nhà lầu không quá khó nhưng cũng cần phải tính toán kỹ càng để đảm bảo khả năng chịu tải của hệ thống móng dầm, cột nhà.

    Có rất nhiều lý do để các hộ gia đình lựa chọn giải pháp sửa nhà cấp 4 thành nhà lầu, trong đó phải kể đến như:

    Nhu cầu về không gian sống: Gia đình có thêm thành viên cần có thêm không gian để sinh hoạt. Và nhà cấp 4 có diện tích giới hạn nên khi sửa chữa, nâng cấp thành nhà lầu sẽ giúp gia đình bạn có thêm nhiều không gian sinh hoạt.

    Nhu cầu về không gian sống hiện đại, tiện nghi

    Nhu cầu về không gian sống hiện đại, tiện nghi

    Tiện nghi, đẳng cấp: Nhà cấp 4 sau khi được sửa chữa thành nhà lầu sẽ mang tới sự tiện nghi, đẳng cấp cho không gian sống của gia đình bạn. Không gian được tối ưu với nhiều phòng chức năng, đồ nội thất hiện đại được bày trí ngăn nắp tạo nên một tổng thể hài hòa, sang trọng.

    Tăng giá trị bất động sản: Nhà lầu thường có giá trị bất động sản cao hơn so với nhà cấp 4 nhất là ở khu vực thành thị, đô thị phát triển. Do đó, việc sửa chữa nhà cấp 4 thành nhà lầu còn giúp gia tăng giá trị của ngôi nhà, được coi là khoản đầu tư có lời.

    3. Nguyên tắc khi sửa nhà cấp 4 thành nhà lầu

    Sửa nhà cấp 4 thành nhà lầu không đơn giản như mọi người vẫn nghĩ, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao để đảm bảo khả năng chịu tải của hệ thống móng, khung, dầm nhà và sự hài hòa với tổng thể không gian. Trước khi sửa nhà cấp 4 cũ thành nhà lầu thì bạn cần nắm chắc nguyên tắc sau:

    3.1. Chỉ giữ lại 4 vách tường bao quanh

    Để sửa nhà cấp 4 thành nhà lầu, trước tiên chủ nhà cần phải khảo sát và đánh giá chất lượng của nền móng cũ xem có đảm bảo việc xây dựng, sửa chữa được hay không. Với những ngôi nhà gặp phải vấn đề về kết cấu chịu lực thì cần có phương án xử lý gia cố trước khi bắt đầu thi công sửa chữa thêm tầng lầu.

    Nhà lầu, nhà cao tầng hiện nay được xây dựng từ bê tông cốt thép nên có trọng lượng rất lượng. Bởi vậy, nền móng của các công trình này dù là sửa chữa thì cũng đều cần phải vững chắc, khả năng chịu lực tốt.

    Chỉ giữ lại 4 vách tường bao quanh

    Chỉ giữ lại 4 vách tường bao quanh

    Khi đã đánh giá được hiện trạng căn nhà thì theo ý kiến của các kiến trúc sư thì chỉ nên giữ lại các vách tường bao quanh nhà còn các kết cấu phụ khác nên có biện pháp sửa chữa, phá bỏ hợp lý. Nhờ đó, sẽ phù hợp với thiết kế mới, tăng tuổi thọ của ngôi nhà.

    3.2. Cần làm thêm móng đơn, cột và đà

    Đây là nguyên tắc mà bạn cần phải ghi nhớ khi sửa chữa nhà ở. Để đảm bảo sự chắc chắn cũng như gia tăng khả năng chịu tải thì khi sửa nhà cấp 4 thành nhà lầu rất cần phải có thêm móng đơn, cột, đà.

    Việc xác định số lượng, vị trí và kích cỡ của móng, cột, dầm và đà sẽ được các chuyên gia đảm nhận. Điều này giúp công trình nhà cấp 4 sau khi sửa chữa thành nhà lầu sẽ đảm bảo hơn về độ chắc chắn, an toàn trong lúc thi công và hoàn thiện.

    Loại móng nhà thường được lựa chọn cho các dự án sửa nhà cấp 4 thành nhà lầu đó là móng đơn vì tính linh hoạt, mức độ chịu lực. Đây được coi là phương án tối ưu giúp tiết kiệm chi phí.

    3.3. Gia cố liên kết tường cũ với hệ kết cấu mới

    Sau khi làm thêm móng đơn, cột, dầm và đà cần có thì cần phải thực hiện công việc liên kết các vách tường cũ được giữ lại vào kết cấu mới. Công đoạn này rất cần thiết để đảm bảo khung mới sau khi sửa nhà cấp 4 cũ thành nhà lầu được chắc chắn hơn.

    Gia cố liên kết tường cũ với hệ kết cấu mới

    Gia cố liên kết tường cũ với hệ kết cấu mới

    Đơn vị thi công sẽ thực hiện liên kết bằng cách cấy ghép vào bê tông để tạo nên sự gắn kết bền chặt, không bị phá vỡ và luôn giữ kết cấu vững chắc của ngôi nhà. Phương pháp gia cố liên kết bằng cách cấy ghép vào hệ thống kết cấu mới được ứng dụng nhiều vào các công trình xây dựng, lên tầng nhất là việc sửa nhà cấp 4 thành nhà lầu.

    3.4. Sử dụng vật liệu nhẹ khi sửa nhà cấp 4 thành nhà lầu

    Nhà cấp 4 được xây dựng từ lâu nên kết cấu móng có thể sẽ không quá chắc chắn so với việc xây mới dù đã được gia cố thêm móng, cột, dầm và đà. Do đó, nên sử dụng các vật liệu nhẹ như khung thép tiền chế, sàn giả, vách bằng thạch cao hoặc tấm bê tông nhẹ, tấm cemboard,...

    Sử dụng vật liệu nhẹ khi sửa nhà cấp 4 thành nhà lầu

    Sử dụng vật liệu nhẹ khi sửa nhà cấp 4 thành nhà lầu

    Việc sử dụng vật liệu nhẹ sẽ giúp giảm tải trọng chịu lực của nền móng khi sửa nhà cấp 4 thành nhà lầu, tiết kiệm chi phí gia cố móng, rút ngắn thời gian thi công. Các loại vật liệu nhẹ hiện nay khá rẻ, chất lượng tốt, thích hợp cho việc nâng tầng khi sửa nhà cấp 4 thành nhà lầu.

    4. Chi phí sửa nhà cấp 4 thành nhà lầu bao nhiêu?

    Tùy thuộc vào đặc điểm của từng công trình, số lượng tầng lầu xây thêm thì sẽ có mức chi phí hợp. Dưới đây là bảng giá một số hạng mục thi công sửa nhà cấp 4 thành nhà lầu để bạn tham khảo.

    Hạng mục thi công

    Đơn giá (VNĐ/m2)

    Đập phá tường 110 và chuyển phế thải

    70.000 - 135.000

    Đục phá sàn bê tông cốt thép

    40.000 - 220.000

    Phá bỏ lớp trát tường cũ

    70.000 - 80.000

    Tháo dỡ mái tôn cũ + hệ xà cũ

    20.000 - 70.000

    Tháo dỡ trần vách thạch cao

    20.000 - 30.000

    Công nhân ốp tường gạch men + keo dán

    150.000 - 200.000

    Công nhân thi công điện

    120.000 - 160.000

    Xây nhà trọn gói phần thô

    3.200.000 - 4.200.000

    Làm trần thạch cao

    100.000 - 160.000

    Nhìn chung, chi phí sửa nhà cấp 4 thành nhà lầu sẽ từ 200 - 500 triệu. Để nhận được bảng giá phù hợp với công trình của bạn thì hãy liên hệ tới hotline 0934 529 909.

    5. Xu hướng sửa nhà cấp 4 thành nhà lầu hiện nay

    5.1. Sửa nhà cấp 4 thành nhà 1 tầng lầu

    Nếu bạn có điều kiện tài chính hạn hẹp nhưng vẫn muốn có thêm không gian để sinh hoạt thì phương án sửa chữa nhà cấp 4 thành nhà có gác lửng được cho là tối ưu nhất. Không gian gác lửng bạn có thể sử dụng để làm phòng ngủ, phòng thờ, phòng làm việc,...

    Sửa nhà cấp 4 thành nhà 1 tầng lầu

    Sửa nhà cấp 4 thành nhà 1 tầng lầu

    Sửa nhà cấp 4 thành nhà 1 tầng mang lại nhiều ưu điểm, giúp tận dụng được tối đa diện tích đất, tiết kiệm chi phí, cải thiện không gian sống, tăng giá trị bất động sản. Đây là phương án giúp bạn nâng cấp không gian sống hiệu quả, tiết kiệm chi phí.

    5.2. Sửa nhà cấp 4 thành nhà 2 lầu

    Đây là xu hướng sửa nhà cấp 4 thành nhà lầu được nhiều người lựa chọn. Khu vực tầng 2 sẽ được xây dựng ở phía trên nhà cấp 4 hiện có. Không gian sẽ được thiết kế và hài hòa, có đầy đủ các phòng chức năng như phòng ngủ, phòng làm việc, phòng thờ, nhà vệ sinh,...

    Sửa nhà cấp 4 thành nhà 2 lầu giúp tăng diện tích sử dụng, tối ưu không gian sống, nâng cao giá trị bất động sản và tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

    Dù sửa nhà cấp 4 thành nhà 1 tầng, 2 tầng thì bạn cũng cần phải chú ý tới yếu tố kỹ thuật để đảm bảo an toàn và chất lượng công trình sau khi sửa chữa, cải tạo. Tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của các kiến trúc sư để có phương án sửa chữa tốt nhất.

    HUTRA là một trong những đơn vị sửa chữa nhà cấp 4 thành nhà lầu uy tín, chất lượng. Đơn vị có đội ngũ nhân sự chất lượng cao, đưa ra được những giải pháp phù hợp với yêu cầu và công trình của khách hàng. Thi công chính xác, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. Cùng với đó là mức giá rẻ, nhiều ưu đãi hấp dẫn.

    Để được tư vấn và báo giá chi tiết về dịch vụ sửa nhà cấp 4 thành nhà lầu tại HUTRA, quý bạn đọc hãy liên hệ tới hotline 0934 529 909, tổng đài luôn mở 24/7.