Chào mừng bạn đến với vật liệu nội thất NoithatHutra

Sửa nhà phố cổ: Báo giá chi tiết và phương án thi công tối ưu

(4.8/5) - 88 bình chọn.
Mục lục bài viết

    Nhà phố cổ cũ thường có đặc điểm chung là nhỏ hẹp, xây dựng liền kề nhau gây khó khăn trong quá trình sửa chữa, cải tạo. Vậy làm thế nào để sửa nhà phố cổ mới đẹp, tiện nghi và tiết kiệm? Chi phí mất khoảng bao nhiêu tiền? Cần lưu ý điều gì khi thực hiện? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

    1. Tìm hiểu nhu cầu sửa chữa nhà phố cổ hiện nay

    Sửa nhà phố cổ là nhu cầu thiết yếu của các hộ gia đình đang sinh sống tại khu vực này. Không gian phố cổ Hà Nội mang dấu ấn riêng, tạo nên nét đặc trưng của một góc thủ đô. Nhà cửa ở đây được xây dựng từ rất nhiều năm về trước, theo lối kiến trúc truyền thống xưa, đậm chất nghệ thuật nhưng lại gây ra không ít khó khăn trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

    Nhu cầu sửa chữa nhà phố cổ ngày càng tăng cao

    Nhu cầu sửa chữa nhà phố cổ ngày càng tăng cao

    Bên cạnh đó, diện tích ở trung tâm Hà Nội chật hẹp cùng tốc độ đô thị hóa nhanh chóng kéo theo những vấn đề vệ sinh môi trường. Chính vì thế, như cầu cải tạo nhà phố cổ ngày càng tăng cao nhằm tạo ra không gian sống thoải mái, tiện nghi, phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

    2. Tham khảo các phương án sửa nhà phố cổ tối ưu

    Tùy thuộc vào hiện trạng công trình, nhu cầu sử dụng và điều kiện tài chính cho phép mà chúng ta sẽ áp dụng cách sửa chữa nhà ở phố cổ phù hợp. Tham khảo một số phương án phổ biến sau đây:

    2.1. Làm mới khu vực mặt tiền

    Mặt tiền là bộ mặt gia chủ, gây ấn tượng đầu tiên với những vị khách ghé thăm nên cần được quan tâm đặc biệt khi tiến hành sửa chữa nhà phố cổ. Khu vực này cũng thường xuyên chịu tác động từ yếu tố thời tiết, môi trường bên ngoài khiến nó nhanh bóng bị cũ kỹ, xuống cấp. Bạn nên thay màu sơn mới cho mặt tiền, ốp đá trang trí, đặt chậu cây xanh hoặc hoa tươi tạo điểm nhấn nổi bật, thay cửa đã hư hỏng bằng loại cửa mới.

    Làm mới mặt tiền của nhà phố cổ trở nên đẹp hơn

    Làm mới mặt tiền của nhà phố cổ trở nên đẹp hơn

    2.2. Thay đổi đồ nội thất trong nhà

    Việc thay đồ nội thất cũng là giải pháp hữu hiệu để nâng cấp diện mạo cho nhà phố cổ. Gia chủ có thể đổi toàn bộ sang sản phẩm mới hoặc chỉ thay một vài món đồ đã bị cũ hỏng, không đáp ứng công năng sử dụng để tiết kiệm chi phí mua sắm. Các phong cách thiết kế nội thất bao gồm hiện đại, tân cổ điển, cổ điển, tối giải, đa sắc màu, Bắc Âu, Đông Dương,...

    2.3. Bố trí lại các phòng chức năng

    Trong quá trình sửa nhà phố cổ, bạn hãy cân nhắc bố trí lại phòng chức năng nếu lối kiến trúc cũ không còn phù hợp với cuộc sống hiện tại, gây bất tiện lúc sinh hoạt. Một số lỗi thường gặp như trần nhà quá cao, cửa quá lớn, phòng khách rộng còn các phòng khác lại quá nhỏ, thiếu nhà vệ sinh,... Tăng giảm diện tích cho từng phòng sao cho đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng, sắp xếp không gian khoa học, tận dụng các khoảng trống dư thừa.

    Sắp xếp lại các phòng chức năng cho khoa học, hợp lý

    Sắp xếp lại các phòng chức năng cho khoa học, hợp lý

    2.4. Cải thiện hướng lấy ánh sáng của căn nhà

    Nhà phố cổ xây dựng sát nhau và lối thiết kế cũ thường khó đón ánh sáng tự nhiên khiến bên trong nhà bí bách, ngột ngạt. Để khắc phục hạn chế này, gia chủ có thể thực hiện các cách sau: Điều chỉnh kích thước cửa sổ lớn hơn, làm giếng trời, lắp đặt cầu thang rỗng, thay bằng cửa kính cường lực, trồng cây xanh ở ngoài ban công và đặt sỏi, cát trắng nhằm phản chiếu ánh sáng vào trong phòng.

    2.5. Nâng tầng mở rộng diện tích sử dụng

    Phần lớn nhà trong khu vực phố cổ Hà Nội có diện tích hạn chế, người ta hay dùng tầng 1 để kinh doanh hoặc cho thuê. Cho nên, không gian sinh hoạt càng bị thu hẹp lại. Trường hợp, gia đình đón thêm thành viên, không đủ phòng chức năng cần thiết thì nên xây thêm tầng. Bạn cần kiểm tra kết cấu chịu lực của công trình cũ, nếu nền móng yếu phải gia cố trước khi thi công để đảm bảo an toàn trong quá trình xây dựng và sử dụng.

    Xây thêm tầng cho nhà phố cổ

    Xây thêm tầng cho nhà phố cổ

    >>> Xem thêm: Những điều cần biết khi thi công cải tạo nhà phố cổ

    3. Chi phí sửa chữa nhà phố cổ bao nhiêu tiền?

    Giá sửa nhà phố cổ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như diện tích, hạng mục thi công, loại vật liệu, thời điểm tiến hành, đơn vị nhà thầu đảm nhận,... Dưới đây là bảng chi phí chi tiết:

    HẠNG MỤC THI CÔNG

    BÁO GIÁ

    Hạng mục phá dỡ

    Đục nền nhà và vận chuyển trạc thải

    95.000đ/ m2

    Dóc tường nhà cũ và vận chuyển

    80.000đ/ m2

    Dóc tường nhà vệ sinh và chuyển trạc

    85.000đ/ m2

    Phá tường 10 và vận chuyển trạc thải

    210.000đ/ m2

    Phá dỡ tường 20 và vận chuyển

    350.000đ/ m2

    Phá dỡ sàn bê tông và chuyển trạc

    450.000đ/ m2

    Tháo dỡ mái tôn và chuyển

    60.000đ/ m2

    Hạng mục xây và trát

    Xây tường 110 (Nhân công + Vật tư)

    270.000đ/ m2

    Xây tường 220 (Nhân công + Vật tư)

    485.000đ/ m2

    Trát tường trong nhà (Nhân công + Vật tư)

    145.000đ/ m2

    Trát tường ngoài nhà (Nhân công + Vật tư)

    185.000đ/ m2

    Hạng mục ốp lát

    Láng nền nhà 2 - 4cm (Nhân công + Vật tư)

    95.000đ/ m2

    Láng nền nhà 5 - 10cm (nhân công + Vật tư)

    100.000đ/ m2

    Lát nền nhà (Nhân công + Vật Tư)

    135.000đ/ m2

    Ốp tường nhà (Nhân công + Vật Tư)

    145.000đ/ m2

    Ốp chân tường (Nhân công + Vật Tư)

    45.000đ/ m2

    Hạng mục sơn tường

    Sơn nội thất lau chùi Maxilite 2 lớp

    40.000đ/ m2

    Sơn nội thất Maxilite bóng 2 lớp

    45.000đ/ m2

    Sơn nội thất lau chùi chống nấm mốc Jotun

    42.000đ/ m2

    Sơn nội thất dạng lau chùi, sơn bóng

    50.000đ/ m2

    Sơn Dulux 5 trong 1

    53.000đ/ m2

    Thi công trần thạch cao

    Trần thạch cao thả khung xương

    135.000đ - 150.000đ/ m2

    Trần thạch cao chìm khung xương

    160.000đ/ m2

    Trần thạch cao tấm chống ẩm khung xương

    185.000đ - 195.000đ/ m2

    Vách thạch cao 1 mặt khung xương

    190,.000đ - 200.000đ/ m2

    Vách thạch cao 2 mặt khung xương

    280.000đ - 300.000đ/ m2

    Hạng mục cầu thang sắt

    Cầu thang sắt (chưa tay vịn)

    1.300.000đ/ m2

    Cầu thang xương sắt (chưa tay vịn)

    1.600.000đ/m2

    Lan can sắt hộp

    400.000đ - 600.000đ/ m2

    Lan can sắt mỹ thuật

    1.500.000đ/ m2

    Thi công mái tôn

    Mái tôn loại tôn Việt Nhật

    290.000đ - 490.000đ/ m2

    Mái tôn loại tôn Hoa Sen

    310.000đ - 500.000đ/ m2

    Mái tôn loại tôn SSC

    300.000đ - 400.000đ/ m2

    Mái tôn loại tôn Olympic

    360.000đ - 470.000đ/ m2

    Mái tôn loại tôn TONMAT

    370.000đ - 450.000đ/ m2

    Thi công hệ thống điện nước

    Sửa đường ống cũ bằng ống gen nổi trên tường - loại gen tròn

    50.000đ/ m2

    Sửa đường ống cũ bằng ống gen nổi trên tường - loại gen vuông

    70.000đ/ m2

    Thi công điện, dán dây hoàn thiện

    80.000đ/ m2

    Lắp đặt điện, rút dây hoàn thiện

    100.000đ/ m2

    Lắp đặt điện dán dây + nước hoàn thiện

    140.000đ/ m2

    Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính tham khảo và thay đổi tùy vào từng công trình cụ thể. Chi phí sửa nhà trong phố cổ đắt hơn thông thường vì vị trí khó khăn, biện pháp thi công phức tạp và nhiều yêu cầu hơn.

    4. Lưu ý khi tiến hành sửa nhà trong khu phố cổ

    Do tọa lạc ở điểm đông dân cư, lối kiến trúc xưa cũ,... Để quá trình sửa nhà phố cổ diễn ra thuận lợi, nhanh chóng thì gia chủ cần quan tâm một số vấn đề quan trọng như sau:

    Việc sửa chữa nhà trong khu phố cổ phức tạp hơn bình thường

    Việc sửa chữa nhà trong khu phố cổ phức tạp hơn bình thường

    4.1. Xin giấy phép sửa chữa nhà

    Việc xin phép sửa nhà phố cổ phức tạp hơn do các căn nhà liền sát nhau, quá trình cải tạo bắt buộc phải phù hợp với quy hoạch đô thị và đảm bảo an toàn cho công trình lân cận. Cho nên, tốn thời gian khảo sát, chỉnh sửa, hoàn tất hồ sơ. Tốt nhất, bạn nên thuê nhà thầu tư vấn và hoàn tất thủ tục hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa.

    4.2. Vận chuyển và tập kết vật tư

    Những nhà phố cổ nằm trong ngõ khiến khâu vận chuyển và tập kết nguyên vật liệu hay gặp phải khó khăn như: Đường nhỏ hẹp, nhiều cửa hàng kinh doanh, mật độ giao thông cao, quy định về thời gian xe được phép di chuyển ở một số tuyến phố nhất định, chỗ để vật tư hạn chế,... Do đó, gia chủ nên xin phép chính quyền địa phương tránh vấn đề phát sinh và tìm khoảng trống phù hợp làm chỗ tập kết vật liệu.

    Chọn chỗ tập kết vật tư xây dựng thuận tiện

    Chọn chỗ tập kết vật tư xây dựng thuận tiện

    4.3. Đảm bảo vệ sinh môi trường

    Trong quá trình thi công, phế thải từ việc sửa chữa nhà phố cổ có thể gây tác động xấu đến hàng xóm. Vì thế, chủ nhân căn nhà nên áp dụng biện pháp hợp lý để xử lý phế thải hiệu quả, tránh gây ô nhiễm môi trường sống của chính mình và mọi người xung quanh.

    4.4. Không làm ảnh hưởng đến hộ dân xung quanh

    Hầu hết nhà phố cổ đều sát vách nhau mà quá trình sửa chữa lại không thể tránh khỏi tiếng ồn, bụi bẩn,... làm ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của các hộ gia đình liền kề. Bạn nên nói chuyện với hàng xóm mong thông cảm nếu gây ra phiền phức cho họ. Ngoài ra, xin chụp ảnh hiện trạng các căn nhà bên cạnh và có chữ ký xác nhận của chủ nhà, hàng xóm, đơn vị thi công nhằm hạn chế rắc rối về sau.

    Cố gắng không làm ảnh hưởng đến các hộ xung quanh khi sửa nhà

    Cố gắng không làm ảnh hưởng đến các hộ xung quanh khi sửa nhà

    Hy vọng, từ những chia sẻ về chi phí và phương án sửa nhà phố cổ trên đây sẽ giúp ích cho các bạn. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề, đội ngũ chuyên gia trình độ cao, báo giá minh bạch, chính sách bảo hành dài hạn, cam kết bàn giao nhà đúng hẹn; HUTRA chắc chắn sẽ mang đến sự hài lòng cho mọi khách hàng.

    Nếu còn điều gì thắc mắc hay có nhu cầu thuê dịch vụ sửa chữa, cải tạo nhà chuyên nghiệp; quý khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 093.452.9909 để được tư vấn nhanh chóng, tận tình.