Chào mừng bạn đến với vật liệu nội thất NoithatHutra

Phương án cải tạo nền gạch cũ bền đẹp và tiết kiệm chi phí nhất

(4.8/5) - 88 bình chọn.
Mục lục bài viết

    Lát nền gạch mới là phương pháp cải tạo nền gạch cũ được nhiều gia đình lựa chọn nhất hiện nay. Bởi tính thẩm mỹ, độ bền cao, dễ vệ sinh mà không tốn kém nhiều chi phí. Để hiểu rõ hơn về phương án cải tạo này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Hutra nhé!

    1. Những lý do nên cải tạo nền gạch cũ?

    Hiện nay, nhu cầu cải tạo nền gạch cũ ngày càng tăng cao bởi các lý do sau:

    • Sàn nhà bị xuống cấp do sử dụng trong thời gian dài. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất là nền gạch bị bong tróc, nứt vỡ, gây nhiều khó khăn và bất tiện cho sinh hoạt thường ngày của gia đình, nhất là những gia đình có người già, trẻ nhỏ.

    • Nền gạch cũ, nhiều vết nứt vỡ ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung của ngôi nhà. Không chỉ vậy, nó còn gây ảnh hưởng đến việc kê, đặt đồ nội thất.

    • Ngoài ra, nhiều gia đình muốn tân trang nhà cửa, thay lớp gạch cũ bằng loại gạch mới, hiện đại và có mẫu mã đẹp mắt hơn.

    Những lý do cần cải tạo nền gạch cũ “ngay và luôn”

    Những lý do cần cải tạo nền gạch cũ “ngay và luôn”

    Hiện nay với sự phát triển của thời đại, chúng ta có nhiều cách cải tạo nền gạch cũ như dùng các vật liệu lót sàn nhà (như thảm xốp, thảm gạch,...), dùng tấm dán nền gạch, thay sàn gỗ, sàn nhựa giả gỗ,... Tuy nhiên, lát nền gạch mới là giải pháp được nhiều chuyên gia xây dựng khuyến khích lựa chọn. Bởi đây là cách làm hiệu quả, mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ, bền lâu cho ngôi nhà và rất tiết kiệm chi phí.

    2. Cách cải tạo nền gạch cũ bằng cách lát nền mới

    2.1. Đục nền, gạch cũ và lát nền gạch mới

    Cách cải tạo nền nhà cũ này thường áp dụng trong trường hợp sàn nhà hư hỏng nặng, nhiều viên gạch bị bong, nứt vỡ, độ bám dính không tốt. Khi đó, bạn nên đục toàn bộ sàn nhà cũ lên và tiến hành lát lại nền nhà như khi xây mới.

    Sau khi xử lý nền gạch cũ, cần làm phẳng sàn nhà rồi phủ kín vữa hoặc kéo dán lên bề mặt. Sau đó, tiến hành lát gạch như bình thường. Nếu cải tạo nền gạch cũ tại các không gian như phòng tắm, sân trước nhà thì nên tạo độ dốc tương đối khoảng 0.5 - 2 độ cho sàn trước khi lát để thoát nước tốt hơn.

    Đục nền gạch cũ để lát nền mới

    Đục nền gạch cũ để lát nền mới

    >>> Xem thêm: Phương án cải tạo sàn nhà cũ đẹp, tiết kiệm chi phí

    2.2. Cải tạo nền gạch cũ bằng cách lát gạch mới trên nền cũ

    Ưu điểm của cách cải tạo này là tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí nhân công do không phải cạy đục nền cũ, vệ sinh rồi mới lát gạch mới.

    Tuy nhiên, phương án này khiến nền nhà bạn cao hơn, ảnh hưởng đến khoảng cách giữa nền và trần. Vì vậy, nếu áp dụng cách cải tạo nền gạch cũ này thì cần tính toán đến chiều cao của trần trước khi quyết định.

    Lát gạch trên nền nhà cũ

    Lát gạch trên nền nhà cũ

    3. Hướng dẫn lát gạch mới trên nền cũ

    3.1. Chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu thi công

    Đây là bước quan trọng để quá trình cải tạo nền gạch cũ được thuận lợi, nhanh chóng. Các vật liệu, dụng cụ cần chuẩn bị bao gồm:

    • Bay răng cưa, xô trộn, máy cắt gạch

    • Gạch lát nền mới.

    • Giấy nhám để chà bề mặt nền cũ.

    • Khăn lau, chất tẩy rửa để vệ sinh sàn nhà.

    • Xi măng hoặc keo dán gạch.

    3.2. Chuẩn bị bề mặt thi công

    Để thi công lát gạch mới trên nền cũ, bề mặt thi công cần đáp ứng 4 điều kiện sau:

    • Bề mặt nền phẳng, không chênh lệch quá 3mm.

    • Bề mặt cứng, có thể dùng tay hoặc búa để kiểm tra độ cứng.

    • Mặt nền sạch, không có bụi bẩn nhằm đảm bảo độ bám dính tốt nhất cho gạch mới.

    • Bề mặt khô, không có nước. Nếu bị ướt thì cần dùng giẻ lau thấm thật khô.

    Hướng dẫn lát gạch trên nền cũ

    Hướng dẫn lát gạch trên nền cũ

    3.3. Chuẩn bị gạch

    Tiến hành đo đạc và tính toán bố cục lát gạch phù hợp. Cắt hoặc mài những viên gạch dùng để lát tại các vị trí như cuối hàng, đầu hàng hoặc các góc. Có thể dùng máy hoặc cắt bằng tay nhưng phải đảm bảo sự đồng đều và chính xác, tránh tình trạng lãng phí gạch.

    3.4. Trộn keo dán

    Bạn có thể dùng keo dán gạch thay vì vữa truyền thống để quá trình thi công diễn ra nhanh chóng, thuận tiện mà vẫn đảm bảo khả năng bám dính. Tiến hành trộn keo dán gạch với nước theo tỉ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất. Khuấy đều tay để hỗn hợp keo đồng nhất, không bị vón cục.

    3.5. Lát gạch mới trên nền cũ

    • Dùng bay răng cưa dàn đều hỗn hợp keo xuống bề mặt sàn cũ.

    • Tiến hành ốp lát gạch theo trình tự, đảm bảo vị trí vừa ốp không bị dịch chuyển.

    • Dùng búa cao su gõ nhẹ lên mặt gạch vừa ốp để gạch bám chặt vào nền. Sau đó, dùng ke cố định khoảng cách giữa những viên gạch, tránh tình trạng gạch bị xô lệch, không thẳng hàng.

    3.6. Hoàn thiện

    Đợi tối thiểu khoảng 1 ngày cho keo khô thì tháo các miếng ke gạch. Sau đó, tiến hành chà ron gạch và lau sàn nhà để tăng độ bền cũng như thẩm mỹ cho công trình.

    4. Lưu ý khi cải tạo nền gạch cũ bằng cách lát gạch mới trên nền cũ

    4.1. Đối với sàn bê tông cũ

    Để lát gạch trên nền bê tông cũ hiệu quả và bền đẹp nhất, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

    • Khắc phục các vết nứt và lỗ hổng bên trong, tránh tình trạng gạch bị nứt vỡ sau khi hoàn thiện.

    • Có thể dùng keo trám chuyên dụng để khắc phục vết nứt nhỏ. Với các vết nứt quá lớn thì tốt nhất nên bỏ phần bê tông cũ và thay thế bằng lớp mới chắc chắn hơn.

    • Với sàn bê tông cũ được gia cố bằng lớp phủ chống thấm thì cần loại bỏ lớp phủ này trước khi thi công để gạch bám dính chắc chắn hơn.

    4.2. Đối với nền gạch cũ

    Lát gạch mới trên nền gạch cũ còn được gọi là lát gạch chồng gạch. Quá trình xử lý nền gạch cũ trước khi thi công cũng tương tự như trên nền bê tông. Bạn cần kiểm tra toàn bộ sàn gạch và khắc phục những vị trí bị phồng rộp, nứt vỡ trước khi lát.

    Ngoài ra, sàn gạch thường có độ bóng sẽ làm giảm độ bám dính của gạch mới. Vì vậy, bạn cần chà nhám bề mặt gạch cẩn thận trước khi lát để gạch bám dính tốt hơn.

    Lưu ý khi lát gạch trên nền gạch cũ

    Lưu ý khi lát gạch trên nền gạch cũ

    4.3. Đối với nền sàn gỗ

    Trước khi lát, bạn cần kiểm tra cấu trúc sàn gỗ xem có thể chịu được trọng lượng của gạch sau khi lát không. Một số loại gỗ công nghiệp như sàn vinyl, ván dăm, ván ép,... không thích hợp với cách cải tạo nền gạch cũ này.

    Trong trường hợp gỗ chịu được trọng lượng của gạch thì cần chà nhám bề mặt gỗ trước khi lát để tăng cường độ bám dính. Có thể đặt bảng chống thấm nước trên sàn gỗ để quá trình thi công tối ưu nhất.

    5. Đơn vị cải tạo nền gạch cũ uy tín, chất lượng

    Hutra là đơn vị cải tạo nền gạch cũ uy tín, được nhiều khách hàng tin tưởng và đánh giá cao. Chúng tôi có đội ngũ thợ thi công giàu kinh nghiệm, tư vấn tận tình, giúp bạn chọn được loại gạch, màu sắc cũng như phương án phù hợp với từng không gian nền cần cải tạo.

    Bên cạnh đó, Hutra cam kết tiến độ thi công cải tạo nhanh chóng, đảm bảo chất lượng và độ bền cao. Chi phí cải tạo hợp lý, mang đến sự hài lòng nhất cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của công ty.

    Hutra nhận thi công cải tạo nền gạch cũ uy tín, giá rẻ

    Hutra nhận thi công cải tạo nền gạch cũ uy tín, giá rẻ

    Mong rằng những chia sẻ về cải tạo nền gạch cũ trên của Hutra sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin tham khảo hữu ích. Nếu bạn có nhu cầu cải tạo nhà nền gạch cũ hay sửa chữa bất kỳ hạng mục nào trong nhà thì hãy liên hệ đến hotline 093.452.9909 để được hỗ trợ tư vấn và báo giá chi tiết nhất nhé!