Chào mừng bạn đến với vật liệu nội thất NoithatHutra

Kinh nghiệm nâng tầng nhà an toàn, hiệu quả mà tiết kiệm chi phí

(4.8/5) - 88 bình chọn.
Mục lục bài viết

    Nâng tầng nhà là phương án sửa chữa, cải tạo được nhiều gia đình quan tâm và lựa chọn hiện nay. Đặc biệt, tại các thành phố lớn nơi “đất chật người đông” như Hà Nội, Sài Gòn,... Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ với quý vị những kinh nghiệm để quá trình xây thêm tầng diễn ra nhanh chóng, an toàn, đạt chất lượng cao và tối ưu ngân sách nhất.

    Nâng tầng là phương án nhiều gia đình lựa chọn

    Nâng tầng là phương án nhiều gia đình lựa chọn

    1. Khi nào nên tiến hành nâng tầng?

    Nâng tầng nhà hiểu đơn giản là quá trình xây thêm tầng cho ngôi nhà đã tồn tại. Chẳng hạn nhà 2 tầng xây thêm 1 tầng thành 3 tầng. Việc này giúp mở rộng diện tích sinh hoạt, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của gia đình và thay đổi diện mạo không gian sống. Vậy khi nào thì chúng ta nên nâng tầng?

    • Căn nhà hiện tại hạn chế về diện tích, không bố trí được hết các phòng chức năng cần thiết.

    • Gia đình đón thêm thành viên mới, nhà cũ không còn đáp ứng được sinh hoạt hàng ngày của cả nhà.

    • Gia chủ muốn có một không gian sống thoải mái, rộng rãi hơn nên muốn xây thêm tầng để tăng diện tích.

    • Chuyển đổi mục đích sử dụng từ sinh sống sang hình thức nhà ở kết hợp kinh doanh hay làm kho chứa hàng hóa.

    • Tăng giá trị tài sản khi bán nhà, nhà nhiều tầng thì đương nhiên sẽ cao hơn so với nhà cùng diện tích nhưng ít tầng hơn.

    Xây thêm tầng giúp mở rộng diện tích sinh hoạt

    Xây thêm tầng giúp mở rộng diện tích sinh hoạt

    2. Các phương án nâng tầng nhà phổ biến 

    Tùy vào hiện trạng công trình, nhu cầu sử dụng mà chúng ta sẽ chọn giải pháp xây thêm tầng tối ưu. Trong đó, 5 phương án phổ biến phải nhắc đến bao gồm:

    2.1. Nâng tầng không cần gia cố móng, cột

    Trường hợp, kết cấu công trình cũ khá vững chắc và bạn chỉ muốn thêm tầng mái bằng bê tông, mái tôn,... thì không yêu cầu phải gia cố móng, cột. Sau khi nghiên cứu địa chất và thực trạng hiện tại, nhà thầu sẽ đưa ra biện pháp thi công bằng cách nối thép chờ sẵn theo tiêu chuẩn. Nếu không có thép chờ thì tiến hành khoan cấy và nối thép, ghép cột bê tông và thực hiện công đoạn xây dựng mới.

    2.2. Nâng tầng phải gia cố cột nhà

    Khi tiết diện cột cũ chịu lực kém, không đủ khả năng chống đỡ lúc thêm tầng mới thì bắt buộc phải gia cố lại. Quy trình như sau: Cắt đục tường xung quanh cột nhà cũ > Khoan cắt sắt đai và sắt chủ, sắt chờ > Lắp đặt cốp pha và đổ bê tông > Tháo dỡ cốp pha và xây tô. Lưu ý, đảm bảo bê tông cốt thép cũ và phần gia cố phải liên kết chặt chẽ với nhau.

    2.3. Nâng tầng cần gia cố nền móng

    Nâng tầng nhà phải tiến hành gia cố nền móng nếu móng cũ không đủ chịu lực khi tăng thêm tải trọng. Quy trình như sau: Đào đất xuống đến độ sâu của móng nhà > Tạo hố móng băng quanh hệ móng cũ > Khoan cấy sắt > Lắp sàn, dầm cốt thép, sắt chờ cổ cột > Đổ bê tông móng mới và xử lý những vấn đề về hệ thống nước.

    Gia cố móng nhà trước khi tiến hành nâng tầng nếu móng cũ chịu lực kém

    Gia cố móng nhà trước khi tiến hành nâng tầng nếu móng cũ chịu lực kém

    2.4. Nâng tầng phải gia cố cả móng và cột nhà

    Trường hợp này, quy trình kết hợp cả 2 việc gồm gia cố cột và làm móng mới. Điều này giúp tạo thành khối thống nhất, liên kết chặt chẽ giữa hệ móng mới và cũ. Từ đó, đảm bảo yếu tố an toàn, vững chắc và độ bền trong công trình xây dựng. Tránh hiện tượng sụt lún, nghiêng đổ lúc chúng ta nâng tầng.

    2.5. Nâng tầng cần gia cố móng và cột bằng hệ thép I

    Giải pháp gia cố móng và cột bằng hệ thép I là lựa chọn tốt, khi nhà cũ xây cột gạch mà gia chủ muốn thêm tầng với tải trọng thấp. Nhà thầu sẽ thực hiện khóa cấy thép gia cố, hành nối cột thép I theo đúng quy chuẩn. Đồng thời, xây dựng/ đóng cemboard nhằm đảm bảo khả năng chịu lực tốt và đạt được tính thẩm mỹ cao.

    3. Những điều gia chủ nên làm khi nâng tầng

    3.1. Kiểm định kết cấu chịu lực của công trình

    Việc đầu tiên khi có ý định nâng tầng nhà là bạn phải thuê đơn vị chuyên môn thẩm định kết cấu của công trình cũ. Cụ thể, họ sẽ kiểm tra độ chịu lực của nền móng, tường, cột. Vì dù được thi công cẩn thận thì theo thời gian, kết cấu cũng sẽ phần nào bị suy giảm.

    Kiểm tra kỹ kết cấu chịu lực của công trình cũ

    Kiểm tra kỹ kết cấu chịu lực của công trình cũ

    Nếu móng, cột yếu thì cần gia cố để quá trình xây thêm tầng diễn ra an toàn, đảm bảo độ bền vững cho ngôi nhà. Mặc dù, việc này khá tốn kém chi phí nhưng gia chủ không nên vì tiếc tiền mà bỏ qua. Bởi nó sẽ khiến nhà nhanh xuống cấp, sụt lún gây nguy hiểm cho con người và thiệt hại tài sản. Phương án gia cố do nhà thầu đề xuất, bạn nên xem xét kỹ bản thiết kế và cách thi công để chọn ra biện pháp tối ưu.

    3.2. Xin giấy phép xây dựng

    Trong Luật Xây Dựng ghi rõ: Trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình làm thay đổi kết cấu chịu lực phải xin giấy phép xây dựng tại cơ quan chức năng có thẩm quyền. Nếu không, sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bắt buộc tháo dỡ hạng mục sai quy định. Theo đó, nâng tầng bắt buộc phải làm hồ sơ đề nghị cấp phép trước khi tiến hành.

    • Hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị cấp giấy phép xây thêm tầng’ bản sao giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình; bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng công trình cần cải tạo; bản thiết kế nâng tầng,... 

    • Nơi nộp hồ sơ: UBND cấp quận/ huyện nơi có công trình nhà ở muốn xây thêm tầng.

    • Thời hạn xử lý: Trong vòng 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lên, cơ quan chức năng sẽ trả kết quả là giấy phép xây dựng hoặc văn bản ghi rõ lý do không được cấp phép.

    Xin giấy phép nâng tầng theo đúng quy định

    Xin giấy phép nâng tầng theo đúng quy định

    3.3. Lập dự toán chi phí

    Làm dự toán chi phí nâng tầng đóng vai trò quan trọng, giúp theo dõi các hạng mục thi công, kiểm soát ngân sách tốt hơn. Tổng số tiền nên chia làm 2 phần, 80% dành cho sửa chữa xây thêm tầng, 20% dự phòng các vấn đề phát sinh ngoài kế hoạch. Bạn có thể tham khảo các căn nhà tương tự trong khu vực để đảm bảo tính chính xác và khách quan.

    3.4. Tính toán chiều cao tầng nhà

    Khi nâng tầng nhà, gia chủ cần tính toán chiếu cao tầng kỹ lưỡng. Đây là khoảng cách giữa 2 sàn nhà tầng dưới và tầng kế tiếp. Theo ý kiến của các kỹ sư xây dựng, tùy điều kiện mà chúng ta sẽ chọn chiều cao phòng phù hợp sao cho mang đến cảm giác thoải mái cho người ở. Phòng quá thấp gây ngột ngạt, bí bách còn quá cao lại khiến không gian trống rỗng, lạc lõng.

    3.5. Ưu tiên loại mái dốc thay vì bằng phẳng

    Nhiều gia đình không quan tâm đến vấn đề làm mái khi xây thêm tầng nhưng nó lại ảnh hưởng khá lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Chúng ta nên ưu tiên làm mái dốc như mái thái, mái nhật. Vì nó có tác dụng thoát nước nhanh lúc mưa, khả năng lưu thông không khí tốt đem lại sự thoáng đãng cho căn nhà. Còn mái bằng đổ bê tông thì dễ làm ứ đọng nước, thấm dột, trọng lượng nặng gây áp lực lớn lên nền móng.

    Chọn loại mái có độc dốc khi xây thêm tầng

    Chọn loại mái có độc dốc khi xây thêm tầng

    3.6. Chọn vật liệu xây dựng phù hợp

    Khâu chọn lọc vật liệu khi nâng tầng cũng cần được quan tâm. Việc sử dụng gạch siêu nhẹ, tường thạch cao, tấm Duraflex, khung thép tiền chế, chất liệu nhựa, gỗ, ... rất lý tưởng trong trường hợp này. Chúng có trọng lượng nhẹ, cách nhiệt, tiêu âm, chống thấm, độ bền chắc lâu dài mà chi phí không hề đắt như nhiều người vẫn nghĩ. 

    3.7. Thuê nhà thầu uy tín, chuyên nghiệp

    Việc xây thêm tầng là hạng mục phức tạp, đòi hỏi cao về yếu tố kỹ thuật nên nếu nhà thầu yếu kém sẽ khó đảm bảo chất lượng và tiến độ. Một đơn vị uy tín sửa chữa, cải tạo nhà uy tín hội tụ các yếu tố sau: Thời gian hoạt động lâu năm, đội ngũ nhân viên chuyên môn giỏi, báo giá minh bạch, có chính sách bảo hành rõ ràng, tiến độ thi công đúng thời gian.

    4. Những điều cần tránh khi nâng tầng

    4.1. Sai mục đích sử dụng so với công năng ban đầu

    Công tác nâng tầng nhà dễ dàng hơn nếu chúng ta áp dụng theo đúng kế hoạch và kết cấu đã tính toán trước đó. Còn nhà đang ở và gia chủ có nhu cầu mở rộng diện tích bằng cách thêm tầng sẽ trở nên phức tạp. Nếu mục đích sử dụng sai với công năng ban đầu có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng như giảm tuổi thọ căn nhà, tăng áp lực lên nền móng gây nguy cơ sụt lún, nghiêng đổ.

    Việc sử dụng nhà sai mục đích so với công năng ban đầu gây ra nhiều hậu quả

    Việc sử dụng nhà sai mục đích so với công năng ban đầu gây ra nhiều hậu quả

    4.2. Không xem xét kết cấu chịu lực

    Không thẩm định kết cấu chịu lực đồng nghĩa với việc bạn phải đối mặt với những rủi ro lớn. Nó gây mất an toàn trong quá trình nâng tầng và sử dụng nhà ở tương lai. Vì thế, gia chủ bắt buộc phải xem kỹ nền móng, tường, cột xem phải gia cố trước khi xây thêm tầng hay không. Thường xuyên kiểm tra lại, để phát hiện và điều chỉnh kịp thời nhằm tránh vấn đề lớn xảy ra.

    4.3. Bỏ qua hiện tượng nứt, sụt lún nhà

    Khi thấy ngôi nhà xuất hiện dấu hiệu nứt tường, nghiêng một bên, sụt lún nền thì phải kiểm tra cẩn thận kết cấu. Đây là những hiện tượng cho thấy nền móng không đảm bảo chất lượng và mức độ kiên cố kém. Cần đánh giá xem việc nâng tầng có gây quá tải lên móng nhà không, đặc biệt trong trường hợp xây thêm tầng mới với trọng lượng lớn từ cột và dầm bằng bê tông cốt thép.

    4.4. Vi phạm quy định trong bản vẽ cấp phép

    Việc nâng tầng vi phạm quy định về chiều cao và khoảng lùi trong bản vẽ cấp phép xây dựng sẽ bị phạt, buộc phá dỡ, tốn kém thời gian cũng như tiền bạc. Thậm chí, dẫn tới các tình huống nguy hiểm như nghiêng, sụt lún, sập nhà. Vì vậy, gia chủ phải đảm bảo tuân thủ chiều cao, khoảng lùi đúng bản thiết kế đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt và cấp phép.

    Vi phạm chiều cao tầng trong bản vẽ cấp phép sẽ bị xử phạt

    Vi phạm chiều cao tầng trong bản vẽ cấp phép sẽ bị xử phạt

    5. HUTRA - Đơn vị nhận nâng tầng nhà chất lượng, giá tốt

    HUTRA đã có hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực sửa chữa, cải tạo nhà, cung cấp đa dạng dịch vụ; bao gồm nâng tầng trọn gói. Cừng thực hiện cả nghìn công trình lớn nhỏ trên khắp mọi miền tổ quốc. Lựa chọn chúng tôi, quý khách hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng, tiến độ và chi phí. Cam kết:

    • Khảo sát, đưa ra phương án tối ưu cho từng hạng mục.

    • Đảm bảo chất lượng công trình đạt tiêu chuẩn cao.

    • Đội ngũ kiến trúc sư giỏi chuyên môn, khả năng sáng tạo không giới hạn.

    • Sử dụng vật liệu chính hãng, đúng chủng loại đã thống nhất.

    • Nhân công lành nghề, số lượng lớn để tiến hành xây dựng nhanh chóng.

    • Báo giá minh bạch, mang tính cạnh tranh và tuyệt đối không bán thầu.

    • Hợp đồng rõ ràng, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

    • Bảo hành lâu dài, tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng khi khách cần.

    Trên đây là toàn bộ thông tin cần biết về việc nâng tầng nhà, mong rằng sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức bổ ích. Để được tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ số Hotline của HUTRA: 093.452.9909 ngay nhé!

    >>> Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm nâng tầng, nâng mái nhà cấp 4 từ kỹ sư xây dựng