Chào mừng bạn đến với vật liệu nội thất NoithatHutra

Tư vấn: Sửa chữa nhà có phải xin phép không?

(4.8/5) - 88 bình chọn.
Mục lục bài viết

    Sửa chữa nhà có phải xin phép không? Đây chắc hẳn là thắc mắc chung của nhiều gia đình khi có nhu cầu tiến hành sửa sang, cải tạo lại không gian sống. Bài viết dưới đây, HUTRA sẽ giải đáp vấn đề này một cách chính xác và đầy đủ nhất, mời các bạn cùng theo dõi.

    Sửa chữa nhà có phải xin giấy phép hay không còn tùy từng trường hợp

    Sửa chữa nhà có phải xin giấy phép hay không còn tùy từng trường hợp

    1. Sửa chữa nhà có phải xin phép không?

    Việc sửa nhà có cần xin cấp phép tại cơ quan chức năng hay không còn tùy vào từng trường hợp. Cụ thể như sau: 

    1.1. Trường hợp được miễn giấy phép xây dựng

    Tại Điều 89 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi ở Khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020: Công trình xây dựng phải có giấy phép do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp theo quy định. Trường hợp được miễn giấy phép xây dựng bao gồm:

    • Công trình bí mật, công trình xây dựng khẩn cấp của nhà nước.

    • Công trình thuộc dự án dùng vốn đầu tư công do Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu tổ chức chính trị của cơ quan trung ương, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Toà án nhân dân tối cao, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan TƯ của Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định xây dựng.

    • Công trình xây dựng tạm tại Điều 131 của Luật này quy định.

    • Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong hoặc bên ngoài không tiếp giáp đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý cấu trúc.

    • Công trình sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng, không ảnh hưởng đến môi trường, phù hợp theo quy hoạch xây dựng mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    Sửa nhà làm thay đổi kết cấu, công năng phải xin giấy phép

    Sửa nhà làm thay đổi kết cấu, công năng phải xin giấy phép

    1.2. Trường hợp sửa chữa nhà phải xin cấp phép

    Sửa chữa nhà có phải xin phép không? Chủ đầu tư cần thực hiện thủ tục xin giấy phép trong những trường hợp sau đây:

    • Công trình sửa chữa, cải tạo có thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng, làm ảnh hưởng đến môi trường.

    • Công trình sửa chữa, cải tạo thay đổi kiến trúc mặt ngoài tiếp giáp đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.

    • Công trình xây mới lại nhiều hạng mục, chuyển đổi công năng từ nhà ở sang nhà kinh doanh, cho thuê.

    2. Mức phạt khi sửa nhà không xin phép theo quy định

    Căn cứ vào Điểm a Khoản 7, Điểm c Khoản 15 và Khoản 16 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với chủ đầu tư không xin giấy phép sửa chữa nhà như sau:

    • Phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ.

    • Phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu di tích văn hóa - lịch sử, khu bảo tồn và công trình khác.

    • Phạt tiền từ 120 triệu đồng đến 140 triệu đồng đối với công trình yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu về tính khả thi, công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật.

    • Buộc phá dỡ hạng mục, công trình xây dựng vi phạm quy định tại Khoản 4, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10, Khoản 12, Khoản 13 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.

    Sửa nhà mà không xin phép sẽ bị xử phạt theo quy định

    Sửa nhà mà không xin phép sẽ bị xử phạt theo quy định

    3. Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà

    Khi đã xác định rõ trường hợp sửa chữa nhà có phải xin phép không, chúng ta nên tiến hành thủ tục nhanh chóng để không làm chậm trễ kế hoạch thi công. Về cơ bản, nó gồm 4 bước là chuẩn bị hồ sơ, nộp lên cơ quan chức năng, xử lý hồ sơ và trả kết quả cho chủ đầu tư.

    3.1. Chuẩn bị hồ sơ

    Theo Điều 47 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng cho trường hợp sửa chữa, cải tạo sẽ bao gồm những giấy tờ sau:

    • Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình (Mẫu số 01).

    • Các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình xây dựng theo quy định.

    • Bản vẽ hiện trạng các hạng mục công trình dự kiến sẽ sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt.

    • Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo tương ứng cho loại công trình xây dựng.

    • Đối với di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh cần có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước về sự cần thiết xây dựng, sửa chữa, cải tạo và quy mô công trình.

    Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp phép xây dựng

    Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp phép xây dựng

    3.2. Nộp hồ sơ lên UBND cấp huyện

    Chủ đầu tư đem hồ sơ nộp tại UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) nơi có công trình sẽ sửa chữa, cải tạo. Cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ:

    • Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận, ghi rõ thời gian trả kết quả cho người nộp.

    • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cho người nộp hoàn thiện, bổ sung cho đúng quy định.

    3.3. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

    Cơ quan chức năng có thẩm quyền chịu trách nhiệm thụ lý, giải quyết hồ sơ. Tiến hành tổ chức thẩm định, kiểm tra thực địa, đối chiếu các điều kiện theo quy định tại Luật Xây dựng để đưa ra quyết định cuối cùng. Nếu hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp phép thì phải có hướng dẫn đầy đủ bằng văn bản một lần cho chủ đầu tư thực hiện. 

    Cơ quan chức năng tiếp nhận và xử lý hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng

    Cơ quan chức năng tiếp nhận và xử lý hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng

    3.4. Trả kết quả

    Theo nội dung Quyết định 838/QĐ-BXD ngày 29/8/2016: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ trả kết quả. Chủ đầu tư nộp lệ phí theo quy định của HĐND cấp tỉnh (mức phí mỗi tỉnh, thành phố sẽ khác nhau).

    • Trường hợp hồ sơ đáp ứng mọi yêu cầu thì cấp giấy phép xây dựng, sửa chữa, cải tạo công trình cho chủ đầu tư.

    • Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu thì cơ quan chức năng thông báo cho chủ đầu tư lý do không được cấp phép.

    Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc: Sửa chữa nhà có phải xin phép không? Mong rằng, sẽ giúp cho các bạn có thể dựa vào và xác định xem công trình xây dựng mình chuẩn bị cải tạo có cần xin cấp phép hay không. Lựa chọn dịch vụ sửa chữa nhà trọn gói tại HUTRA, bạn không cần lo lắng về vấn đề này. Bởi công ty đảm nhiệm mọi việc từ A đến Z bao gồm xin phép, thiết kế, thi công, hoàn thiện và bàn giao cho quý khách